Khó khăn trong đánh giá học sinh tiểu học vùng cao

Công Dũng - Đình Quốc (Ban Thời sự)-Thứ sáu, ngày 18/12/2015 16:39 GMT+7

VTV.vn - Tại tỉnh Quảng Nam, mặc dù rút kinh nghiệm từ năm trước, song việc đánh giá học sinh tiểu học từ điểm số sang nhận xét, đánh giá thường xuyên vẫn còn gặp nhiều lúng túng.

Đây là năm thứ hai ngành giáo dục thực hiện Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT về quy định việc đánh giá học sinh tiểu học từ điểm số sang nhận xét, đánh giá thường xuyên. Khó khăn nhất trong thực hiện Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT ở huyện vùng cao Quảng Nam là hầu hết các em học sinh đều thuộc con em người đồng bào dân tộc thiểu số, cha mẹ của các em phần lớn không biết chữ. Trong khi đó, nội dung đánh giá được thực hiện ở ba mặt: Học tập, năng lực, phẩm chất và có sự phối hợp giữa giáo viên với phụ huynh và học sinh. Thời gian qua, mặc dù các địa phương có nhiều chuyển biến trong thực hiện Thông tư này, nhưng đối với các huyện miền núi đây là áp lực lớn đối với giáo viên.

So với đồng bằng, miền núi là địa bàn còn nhiều khó khăn, nên việc tuyên truyền cho cha mẹ học sinh hiểu về cách đánh giá mới để phối hợp trong đánh giá với giáo viên cũng là điều không dễ. Mặc dù ngành giáo dục Quảng Nam đã có sự đầu tư về cơ sở vật chất theo phương pháp quản lý mới, song chất lượng chưa chuyển biến cao.

Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT được kỳ vọng sẽ thay đổi cách căn bản về phương pháp quản lý, đánh giá, phân loại học sinh theo hướng giảm áp lực học tập, không chạy theo thành tích. Tuy nhiên, những bất cập, tồn tại lại nằm ngoài ý muốn của những đối tượng được điều chỉnh là một thách thức không nhỏ đối với ngành giáo dục vốn còn nhiều khó khăn như tỉnh Quảng Nam.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước