Ảnh minh họa. (Nguồn: bettertennessee.com)
Chia sẻ của người đã trải qua trầm cảm
Cảm thấy cuộc sống vô nghĩa, thấy bản thân vô dụng, tìm cách tự hại mình, thậm chí muốn kết thúc cuộc sống, đó là những biểu hiện điển hình của trầm cảm nói riêng cũng như những bệnh liên quan sức khỏe tâm thần. Tuy chúng dễ gọi tên nhưng rất khó nhận biết, có thể xuất hiện sớm nhưng thường phát hiện muộn. Để thấu hiểu hơn về trạng thái, diễn biến tâm lý của người mắc căn bệnh này, chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của một bạn trẻ đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất để thoát khỏi suy nghĩ tiêu cực, đã khỏi được trầm cảm.
Chia sẻ của người đã trải qua trầm cảm
Tại Việt Nam, hiện có tới 13,5 triệu người (tương đương 15% dân số) có vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Riêng với trẻ vị thành niên, một khảo sát về sức khỏe tâm thần mới đây nhất của Bệnh viện Nhi Trung ương thực hiện ở Hà Nội cho thấy, tỷ lệ sàng lọc trầm cảm là 26%, stress là 33% và có rối loạn lo âu tới 38%.
Con số này thực sự rất đáng lưu tâm, nhất là với các phụ huynh có con đang ở lứa tuổi vẫn được coi là có những dấu mốc quan trọng ảnh hưởng đến hình thành tính cách khi trưởng thành. Tuy nhiên, vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần dường như vẫn bị bỏ ngỏ, chưa được quan tâm đúng mức và cũng mới chỉ có rất ít cơ sở chuyên khoa dành riêng cho sức khỏe vị thành niên.
Khoảng trống trong chăm sóc sức khỏe tâm thần
Người mẹ này đã tìm đến bác sỹ tâm lý của Bệnh viện Nhi Trung ương để xin tư vấn vì quá lo lắng khi cô con gái 13 tuổi vài tuần nay nhất định không chịu đi học, dù trường đã tổ chức học trực tiếp. Thay vào đó là chỉ ở lỳ trong phòng, sống khép kín, không muốn gặp gỡ hay nói chuyện với ai.
Thời gian gần đây, những trường hợp trẻ vị thành niên gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần tương tự đến khám, tư vấn cũng như trị liệu tại BV Nhi Trung ương có dấu hiệu tăng lên. Phổ biến nhất vẫn là rối loạn giấc ngủ, rối loạn hành vi cảm xúc như lo âu, sang chấn tâm lý...
Giải pháp để lấp khoảng trống trong chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam không hề đơn giản. Phần vì hệ thống cơ sở chuyên khoa còn hạn chế, nhân lực chuyên môn thiếu. Hiện cả nước chỉ có gần 1.000 bác sỹ chuyên khoa tâm thần, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn trong khi số người mắc ngày càng nhiều. Vì vậy, nhu cầu cấp bách là phát triển đào tạo để có thêm nhân lực xử lý tốt những rối loạn tâm lý, nhất là trong chăm sóc, hỗ trợ thanh thiếu niên.
Trong số những trường hợp được phát hiện mắc bệnh trầm cảm, phần lớn là bộc phát khi bước vào tuổi vị thành niên. Đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, hình thành nhân cách nên rất cần sự chăm sóc đúng, phù hợp của cả gia đình, nhà trường, sự quan tâm đồng bộ của cả xã hội. Nhưng thực sự quan trọng nhất, khả thi nhất vẫn là cha mẹ, những người gần gũi và có ảnh hưởng nhiều nhất với con.
Nhận biết thay đổi tâm lý trẻ vị thành niên
Nhận biết thay đổi tâm lý trẻ vị thành niên
Với tuổi mới lớn, có nhiều điều các em cảm thấy thật khó chia sẻ với bố mẹ. Những khúc mắc về chuyện học hành, kết bạn hay đơn giản là cắt một kiểu tóc thôi, nhiều khi cũng có thể gây nên những sự bức xúc. Tất cả đều nhận thấy, chia sẻ và chia sẻ nhiều hơn nữa mới có thể giải tỏa được những ẩn ức bên trong.
Tháo gỡ những bất ổn tâm lý tuổi mới lớn
Tháo gỡ những bất ổn tâm lý tuổi mới lớn
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!