Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lo ngại việc cắt bỏ hay nâng cấp các điều kiện kinh doanh liệu có được rà soát kỹ lưỡng hay chưa và làm sao để tránh tình trạng tiếp tục ban hành các điều kiện mới của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Xuất khẩu gạo phải có ít nhất một kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc, muốn kinh doanh gas phải có ít nhất 100.000 vỏ bình gas hay muốn kinh doanh taxi phải có ít nhất 50 ô tô. Đây là những điều kiện kinh doanh đã tồn tại trong nhiều năm nay và trở thành rào cản cho các doanh nghiệp gia nhập thị trường. Những điều kiện này sẽ không còn tồn tại sau 1/7 này.
Theo Thống kê của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, hiện có tới 7.000 giấy phép con đang tồn tại. Trong số này, không ít giấy phép trở thành rào cản cho các doanh nghiệp.
Theo dự thảo, sẽ có hàng trăm điều kiện kinh doanh bị loại bỏ hoặc nâng cấp lên thành nghị định. Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, việc loại bỏ các điều kiện kinh doanh không đơn giản, vì nhiều năm nay, các giấy phép này luôn gắn với quyền lợi, lợi ích của những người được quyền ban hành.
Quan điểm xuyên suốt của Chính phủ là kiên quyết cắt giảm các giấy phép con, loại bỏ các điều kiện kinh doanh bất hợp lý, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đồng thời, gắn trách nhiệm cá nhân của những người ban hành, tránh trường hợp chần chừ hay biến tướng trong loại bỏ điều kiện kinh doanh.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.