Một hệ miễn dịch kém sẽ làm chậm sự phát triển của trẻ

Tiến Tú-Thứ hai, ngày 20/11/2023 20:58 GMT+7

VTV.vn - Một hệ miễn dịch kém sẽ làm chậm sự phát triển của trẻ. Nỗi lo của không ít gia đình khi thời gian này, thời tiết thay đổi thất thường khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh tật

Đề kháng non yếu là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ nhỏ liên tục mắc bệnh, hầu như tháng nào cũng ốm. Các bệnh thậm chí lặp đi lặp lại và phải dùng đến thuốc. Đó chính là tình trạng ốm vặt thường gặp ở giai đoạn trẻ 6 tháng đến 3 tuổi.

Nhà có hai con, một bé 3 tuổi, một bé 6 tháng tuổi, chị Nguyễn Phương Hoa, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ, trong gia đình, tủ thuốc luôn được trang bị đầy đủ các loại phòng bệnh hô hấp, tiêu hoá, … Cũng bởi, từ khi cai sữa rồi đi học, bé lớn rất hay mắc bệnh. Để tăng cường sức đề kháng cho con, chế độ dinh dưỡng cũng được chị Hoa đặc biệt quan tâm. Tăng cường rau xanh, trái cây trong khẩu phần ăn, ưu tiên các món ăn giàu năng lượng khi giao mùa. Dù vậy, theo chị Hoa, tình trạng ốm vặt ở trẻ chỉ hạn chế phần nào.

Một hệ miễn dịch kém sẽ làm chậm sự phát triển của trẻ - Ảnh 1.

Cứ đi học được một tuần thì lại phải nghỉ học là thực tế hơn một năm nay khi chị Hoa cho con đi lớp. Không ít lần, chị phải xin nghỉ làm cả tuần để ở nhà chăm con. Cứ mỗi lần ốm, con rất lười ăn nên có khi cả năm không tăng cân, chiều cao cũng không cải thiện đáng kể. Chị khá lo lắng.

Theo Thạc sĩ Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Viết Quỳnh Như, chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, tần suất ốm vặt thường xuyên như vậy đến từ nguyên nhân: giai đoạn từ 6-36 tháng: Kháng thể từ mẹ truyền cho con qua nhau thai (lúc còn trong bụng mẹ) và qua sữa mẹ (giai đoạn bú mẹ) giảm dần, hay còn gọi là giai đoạn "khoảng trống miễn dịch", cơ thể bé chưa phát triển hoàn chỉnh hệ miễn dịch, nhưng đồng thời lại là thời điểm trẻ tiếp xúc và làm quen với môi trường mới qua: Ăn dặm, tập bò, tập đi, đi học …dẫn đến tỷ lệ trẻ mắc bệnh trong nhóm tuổi này rất cao. Theo chuyên gia, giải pháp cho tình trạng hay mắc "bệnh vặt" giai đoạn này là tăng cường sức đề kháng.

Một hệ miễn dịch kém sẽ làm chậm sự phát triển của trẻ - Ảnh 2.
Một hệ miễn dịch kém sẽ làm chậm sự phát triển của trẻ - Ảnh 3.

Hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh giúp trẻ không ốm vặt

Đường ruột là cơ quan huấn luyện hệ miễn dịch quan trọng, mô lympho ở ruột tập trung 70-80% tế bào miễn dịch của cơ thể. Hệ vi sinh đường ruột là hàng rào bảo vệ của cơ thể, góp phần ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh, cạnh tranh chỗ bám trên niêm mạc ruột/thức ăn và ức chế tăng sinh của vi khuẩn có hại. IgA và IgG là 2 kháng thể quan trọng của cơ thể, là thành phần quan trọng của đề kháng, đóng vai trò quyết định bảo vệ miễn dịch đường ruột.

Để trẻ có hệ vi sinh đường ruột cân đối, khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, bên cạnh tăng cường củng cố 2 lớp bảo vệ IgG và IgA, giúp hạn chế tối đa tình trạng ốm vặt, cha mẹ cần lưu ý:

Thứ nhất, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 18 – 24 tháng.

Thứ hai, trẻ cần có chế độ sinh hoạt hợp lý như ngủ đủ giấc, vận động thường xuyên, tiêm phòng đầy đủ.

Thứ ba, chế độ dinh dưỡng đa dạng thực phẩm cho trẻ, ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, tốt cho đường ruột.

Thứ tư, việc bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng cho trẻ cũng rất quan trọng. Các gia đình có thể cân nhắc lựa chọn sản phẩm sữa có công thức chứa các dưỡng chất giúp hỗ trợ đề kháng được tìm thấy trong sữa mẹ như HMP, HMO, sữa non và lợi khuẩn giúp duy trì hệ vi sinh đường ruột, bé phát triển tốt, giảm nguy cơ bệnh tật, tăng cường IgA, IgG tự nhiên.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước