Nghề săn sá sùng ở huyện Vân Đồn đã diễn ra từ rất lâu. Mỗi ngày các bãi bồi thuộc xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh có hàng trăm người dân địa phương chủ yếu là phụ nữ tìm đến để khai thác sá sùng tự nhiên.
Cứ khoảng 5 giờ sáng, đoàn người từ các xã Minh Châu, Cái Rồng của huyện Vân Đồn lại đi đò để ra các bãi sá sùng ở xã Đông Xá bắt đầu ngày làm việc mới.
Hình dáng quen thuộc của chị em phụ nữ Đông Xá trên các bãi triều
Dụng cụ để săn sá sùng vô cùng đơn giản chỉ gồm có một chiếc que gắn thanh sắt để đào, 2 chiếc rổ đôi quang gánh và cái cân nhưng đem lại nguồn thu nhập cao cho ngư dân.
Hình ảnh sá sùng được ngư dân mới đào lên từ lòng cát
Sá sùng sau khi được rửa sạch ngay tại biển
Món quà từ thiên nhiên với thu nhập "khủng"
Ở địa phương này, sá sùng được khai thác tự nhiên ở các bãi triều, tập trung chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm. Không những thế, sá sùng được ngư dân ví như "vàng ròng" của miền biển vì đem lại giá trị kinh tế rất cao.
Sau khi đào xong sá sùng sẽ được các ngư dân phân thành 2 loại luôn một là vẫn nguyên con và hai là bị đứt rời và bé . Mỗi loại phân ra sẽ là các mức tiền khác nhau.
Theo như cô Xuyến chia sẻ trung bình mỗi cân sá sùng sẽ khoảng từ 300.000 nghìn mỗi ngày sẽ đào được khoảng 400.000-700.000 nghìn đồng ai xôm tay được ngày khéo còn hơn cả 1 triệu.
Cứ đều hàng ngày đào cát liên tục trong 7-8 tiếng đôi bàn tay của các chị , cô ở đây đều nhuốm đen lại
Tranh thủ nghỉ ngơi đợi lái buôn đến thu mua thành quả sau một ngày lao động vất vả.
Nhiều hộ dân không bán sá sùng tươi mà đem về sơ chế sạch để sấy khô rồi sẽ tự đổ buôn đi nhiều nơi.
Sá sùng thường được chế biến làm thuốc đông y, nấu ăn như thuốc bổ hoặc thực phẩm. Đặc biệt, trong món phở truyền thống của Hà Nội và Nam Định, sá sùng được thêm vào để góp phần làm ngọt nước dùng.
Giá trị của sá sùng 1kg khô có lúc giá 4,5-5 triệu đồng, chính vụ cũng được 3-3,5 triệu đồng.
Vừa phơi sá sùng, cô Hạnh - một người dân làm nghề bắt sá sùng, chia sẻ: "Sá sùng như là món quà thiên nhiên ban cho người dân Vân Đồn, giúp được kinh tế của ngư dân nơi đây khá hơn rất nhiều. Nhưng chẳng ai muốn truyền lại cho con cháu của mình cả vì đi hôm nào về là chân cứ như bung mủ, vừa vất lại vừa nhọc. Chỉ mong đào được nhiều kiếm được nhiều tiền để con cái được ăn học đàng hoàng sau đỡ khổ như mình"...