Nhiều đồ đạc của người dân xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương bị hư hỏng do ngập nước. Ảnh: TTXVN
Hơn 500 hộ dân với hàng ngàn nhân khẩu đang cần các nhu yếu phẩm cần thiết, thiếu nước sạch.
Huyện Thanh Chương bị ngập sâu, mỗi xã chỉ có 1 chiếc thuyền nên việc tiếp tế lương thực, nước uống cho người dân gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều đoàn từ thiện cũng liên hệ giúp đỡ nhưng không có thuyền để vào. Còn tại huyện Hưng Nguyên, toàn bộ các hộ dân vùng ngoài đê sông Lam cũng đang bị cô lập hoàn toàn.
Thóc của người dân xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương bị hư hỏng do ngập nước. Ảnh: TTXVN
Nhiều quần áo của người dân tại xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương bị hư hỏng do ngập nước. Ảnh: TTXVN
Đến chiều 31/10, nước lũ đã rút tại những xã bị ngập nặng của huyện Thanh Chương (Nghệ An), lực lượng chức năng cùng chính quyền các địa phương, người dân đang tập trung khắc phục hậu quả thiên tai.
Xã Thanh Đức nằm bên bờ sông Giăng bị ngập nặng nhất, có xóm bị ngập hơn 3 m. Đến sáng 31/10, tranh thủ lúc nước rút, người dân địa phương tập trung vệ sinh nhà cửa, thu dọn đồ đạc, tài sản bị hư hại để sớm ổn định cuộc sống.
Tại nhà của bà Hoàng Thị Ngọ (xóm Đức Thịnh, xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương) rất đông người thân, anh em họ hàng phân công nhau lau chùi lại đồ đạc, bàn ghế, đẩy bùn non ra khỏi nhà, khỏi san; sau đó dùng vòi nước gắn với máy bơm dã chiến cỡ lớn để xịt rửa khuôn viên bị bùn bám vào.
Bà Hoàng Thị Ngọ cho biết, nước lên nhanh, nhà bị ngập hơn 3 m, gia đình không kịp đưa đồ đạc lên gác nên nhiều đồ dùng bị ngâm nước, hư hỏng; gia súc, gia cầm bị cuốn trôi, gia đình gặp nhiều khó khăn.
Cũng chung cảnh ngộ, anh Nguyễn Đình Tiến (Xóm 4, xã Thanh Đức) cho biết, đây là trận lụt lớn nhất kể từ năm 1978 đến nay. Nước lũ lên rất nhanh, anh cùng người thân trong gia đình chỉ kịp chạy đến nơi cao để đảm bảo tính mạng, còn tài sản trong nhà đành bỏ lại.
Nguyện vọng của người dân hiện nay là được chính quyền các cấp, các ngành chức năng đề ra chính sách hỗ trợ cho vay vốn, hỗ trợ vật nuôi, tạo nguồn sinh kế để người dân vượt qua hoạn nạn.
Người dân xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương dọn vệ sinh nhà cửa sau lũ. Ảnh: TTXVN
Người dân xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương bơm nước, dọn vệ sinh nhà cửa sau lũ. Ảnh: TTXVN
Người dân xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương dọn vệ sinh nhà cửa sau lũ. Ảnh: TTXVN
Người dân xã Thanh Mỹ được 50 cán bô, chiến sỹ của Trại giam số 6 (Công an tỉnh Nghệ An) đến hỗ trợ khắc phục hậu quả trận lũ. Tuy nhiên, hiện công tác khắc phục sau trận lũ lịch sử gặp khó khăn. Tuy nhiên, tại xã này cũng như một số xã khác gặp nhiều khó khăn do lượng bùn non do lũ để lại quá lớn trong khi điện lưới vẫn chưa có nên phải dùng đến sức người ở tất cả mọi công việc.
Ông Hoàng Phạm Thọ, Chủ tịch UBND xã Thanh Mỹ, cho biết, xã có 700 ngôi nhà bị ngập, đứng đầu về mức thiệt hại của huyện Thanh Chương. Trong số này có hơn 300 ngôi nhà ngập nặng và người dân phải sơ tán đến trụ sở UBND xã, trạm y tế xã.
Bên cạnh đó, với chủ trương không để người dân bị đói và thiếu nước sạch, trong hai ngày 30 và 31/10, chính quyền xã Thanh Mỹ phối hợp với chính quyền các cấp, các nhà hảo tâm tiến hành khảo sát, phân bổ, trao quà cứu trợ là các mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết, nước ngọt cho các hộ gia đình chịu nhiều tổn thất do mưa lũ.
Ông Lê Đình Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương, cho biết, trong hai ngày 30 - 31/10 huyện có hơn 1.800 nhà dân bị ngập nước.
Lãnh đạo xã Thanh Mỹ, huyện Thanh Chương (Nghệ An) trao hàng cứu trợ cho người dân bị thiệt hại nặng do mưa mưa lũ. Ảnh: TTXVN
Tập kết, cứu trợ nước ngọt cho người dân xã Thanh Mỹ, huyện Thanh Chương (Nghệ An). Ảnh: TTXVN
Hiện ở các xã nước đã lũ đã rút, huyện chỉ đạo chính quyền các địa phương tập trung giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai. Hiện trên địa bàn huyện có 7 xã vùng trũng (trong tổng số số 37 xã, thị trấn) nước chưa rút hết, đó là các xã Thanh Xuân, Thanh Lâm, Thanh Mai, Thanh Tùng... bởi đây là các địa phương vùng trũng, nước lũ rút chậm.
UBND huyệnThanh Chương đã chỉ đạo chính quyền các xã rà soát danh sách các hộ gặp khó khăn để hỗ trợ các nhu yếu phẩm, nước ngọt; có phương án đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân tại các vùng nguy hiểm; tổ chức phân công lực lượng trực ứng cứu khi có các trường hợp bất thường xảy ra.
Ngày 1/11, mưa lũ miền Trung giảm dần, Bắc Bộ ấm lên VTV.vn - Tại miền Trung, từ đêm 31/10 đã không còn điểm nào mưa đến 50 mm. Trong khi đó ở Nam Bộ mưa lại gia tăng về chiều, đề phòng ngập úng. Còn miền Bắc sẽ tạnh ráo, ấm lên. | Siêu bão Goni sẽ đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới VTV.vn - Hồi 1h ngày 1/11, vị trí tâm siêu bão Goni ở khoảng 13,7 độ Vĩ Bắc; 125 độ Kinh Đông, cách miền Trung Philippines khoảng 70km. | Sạt lở ở Trà Leng: Nỗ lực tìm kiếm nạn nhân trước khi bão số 10 tràn vào VTV.vn - Sau 3 ngày nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân trong vụ sạt lở núi kinh hoàng tại xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, lực lượng cứu hộ đã phát hiện 8 thi thể. |
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!