Thay đổi nhận thức và hành động để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai

Thời sự VTV-Thứ bảy, ngày 14/11/2020 17:04 GMT+7

VTV.vn - Thiên tai không thể lường trước nhưng hoàn toàn có thể ứng phó, giảm thiếu thiệt hại nếu chúng ta thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ môi trường một cách nghiêm ngặt.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Chúng ta phải tiếp tục trồng cây gây rừng, làm cho Tết Trồng cây trở thành một hoạt động thực chất hơn nữa theo lời dạy của Bác Hồ. Hướng đến lời dạy đó, tôi đề xuất sáng kiến trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới, trong đó có các khu đô thị".

... Môi trường là 1 trong 3 trụ cột để Việt Nam xây dựng mô hình phát triển thịnh vượng, toàn diện, bao trùm...

Trong phần phát biểu giải trình trước Quốc hội tuần qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra nhiều dự kiến ưu tiên về phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá, môi trường theo một mô hình phát triển mới đó là thịnh vượng toàn diện, bao trùm dựa trên 3 trụ cột là kinh tế - xã hội - môi trường. Những ưu tiền này góp phần hiện thực hóa 2 tầm nhìn 100 năm, được nêu trong dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng. Đó là vào năm 2030, kỷ niệm 100 thành lập Đảng, Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, tạo tiền đề để phấn đấu đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam trở thành nước phát triển thu nhập cao.

Nếu như trước đây, sự phát triển của Việt Nam dựa trên 2 trụ cột kinh tế - xã hội, thì nay là lần đầu tiên dựa trên 3 trụ cột là kinh tế - xã hội - môi trường. Để hiện thực hóa tầm nhìn này, người đứng đầu Chính phủ đã khẳng định sẽ bảo vệ rừng tự nhiên bằng mọi giá, giảm thiểu thiệt hại từ thiên tai, cùng với đó sáng kiến là trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới. Đây là một mục tiêu rất lớn và để thực hiện được đòi hỏi quyết tâm và nguồn lực rất lớn. 2 vị khách mời hôm nay sẽ cùng tôi chỉ ra những thách thức và lợi ích mà sáng kiến này nếu được thực hiện hiệu quả sẽ mang lại.

Năm 2020 được dự báo trước là một năm mưa nhiều bất thường nhưng vẫn có những điều ngoài sức tưởng tượng. Hơn 1 tháng có tới 8 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới và 1 vùng thấp. Hết bão này lại đến bão khác ập đến miền Trung, lũ chồng lũ, gần chục con sông xác lập đỉnh lũ mới. Cũng chưa năm nào lại xảy ra các vụ sạt lở đất quy mô lớn và liên hoàn như năm nay. Khu vực xảy ra lại là miền Trung, nơi mà nói đến thiên tai, mọi người chỉ nghĩ đến bão lũ. Tính từ đầu tháng 10 đến nay, mưa lũ miền Trung đã cướp đi sinh mạng của .. người, .. người mất tích, thiệt hại…

Các quốc gia châu Á khác cũng vật lộn trong mưa lũ. Nhiều tỉnh Trung Quốc, lũ lụt kéo dài suốt 3 tháng mùa mưa. Hơn 400 con sông xuất hiện lũ, trong đó 33 sông có lũ lịch sử. 63 triệu người bị ảnh hưởng, gần 200 người thiệt mạng và mất tích.

Tại Ấn Độ, mùa mưa năm nay cũng đã khiến 900 người chết, chủ yếu do lũ lụt và sạt lở đất, xảy ra ở hầu hết các bang ở nước này.

Theo Báo cáo từ Cơ quan giảm nhẹ rủi ro thiên tai của Liên Hợp Quốc, thiên tai trên thế giới đã tăng đáng kê. Số lượng thiên tai trong 20 năm qua gần gấp đôi so với 20 năm trước. Loại hình thiên tai xảy ra nhiều nhất là lũ, sau đó là bão.

Nhiều mô hình dự báo cho rằng, biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến lũ lụt nhiều hơn và những mùa mưa dữ dội hơn ở châu Á. Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia dễ bị tổn thương nhất.

Nhiều nhà khoa học đã thừa nhận, việc thiên tai trên thế giới ngày một thảm khốc hơn là có liên quan đến sự suy giảm của rừng. Rừng là "lá chắn" để giữ nước, giữ đất, giữ môi trường vì có tán cây, các lớp cây khác nhau, có thảm mục, hệ rễ sâu. Nhưng rừng trồng chỉ có tác dụng bằng 1/5 rừng tự nhiên.

Hiện tổng diện tích rừng của chúng ta là 14,6 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là 10,3 triệu ha. Sau 30 năm, diện tích rừng tự nhiên đã tăng 1,3 triệu ha. Tuy nhiên, đánh giá của Bộ NN&PTNT cho thấy chất lượng rừng tự nhiên của VN còn thấp.. khi mà chỉ có 15% là rừng giàu về trữ lượng, 50% là rừng trung bình và 35% là rừng nghèo kiệt… Như vậy.. vấn đề đặt ra là trồng rừng, phủ xanh không đơn thuần cứ trồng cây xanh.. là xong! Làm thế nào để phục hồi rừng tự nhiên, nâng cao chất lượng trồng thông qua việc trồng các loại cây gỗ lớn, cây rừng bản địa.... Ở đây là không thể thiếu vai trò của người dân địa phương.

Thay đổi nhận thức và hành động để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai - Ảnh 2.

Không thể phát triển bằng mọi giá, đánh đổi thiên nhiên lấy phát triển. Ảnh minh họa.

Giải pháp sẽ cần tính tới hai vế: củng cố và giảm thiểu nghĩa là ngoài tăng cường cho lá phổi xanh rừng tự nhiên thì chúng ta cũng cần tính tới giảm thiểu phát thải ra môi trường. Đánh giá của Tổng cục Môi trường cho thấy, các đô thị là đầu tầu phát triển kinh tế của các quốc gia, nhưng chiếm tới 2/3 tổng nhu cầu sử dụng năng lượng. 2/3 lượng khí thải các bon phát ra từ giao thông, công nghiệp, các hoạt động xây dựng và công trình. Do đó, vai trò của phủ xanh đô thị hay Quy hoạch hướng tới đô thị xanh có vai trò quan trọng.. giúp giảm thiểu ô nhiễm, tạo ra không gian thân thiện với môi trường hơn. Như phản ánh sau đây của phóng viên chúng tôi tại Hà Nội. Rất nhiều tuyến phố đã có sự thay đổi với cây xanh, mục tiêu đáp ứng 70% không gian xanh.

Không thể phát triển bằng mọi giá, đánh đổi thiên nhiên lấy phát triển, vì đó là phát triển không bền vững. Nhận thức này phải được quán triệt từ khâu hoạch định chính sách, pháp luật đến các biện pháp bảo đảm thực thi trong thực tế. Hơn hết đó là nhận thức của mỗi người dân cùng góp 1 cây xanh, 1 hành động xanh, 1 môi trường sống xanh… để chung tay bảo vệ môi trường.

Hai khách mời là bà Nguyễn Thị Thu Lan - Chuyên gia Kinh tế Môi trường cao cấp, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và TS. Nguyễn Bá Ngãi - nguyên Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam sẽ cùng đưa ra quan điểm, bình luận về vấn đề trên trong chương trình Sự kiện và Bình luận ngày 14/11.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước