Vì sao khó xử lý việc đứt cáp cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh?

Quốc Thái - Phạm Bằng - Đắc Hiến-Thứ năm, ngày 06/10/2022 12:35 GMT+7

VTV.vn - Sau sự cố đứt cáp ngầm, tại cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh, các cơ quan chức năng đã khảo sát, đo đạc các thông số chính.

Các thông số bao gồm trắc dọc, độ võng nhịp dầm chính, khe hở giữa các đầu dầm nhịp chính. Qua buổi kiểm tra cho thấy hiện tại tổng độ võng cầu lớn hơn nhiều so với mức cho phép, chuyển vị ngang cũng đã gấp đôi mức cho phép. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới khả năng chịu tải của cầu cũng như thời gian sửa chữa cây cầu này.

Qua kiểm tra của các cơ quan chức năng hiện độ võng của cầu đã từ 17,4 đến 22,2 cm. Vì kết cấu của Cầu Nguyễn Hữu Cảnh có đặc điểm siêu tĩnh, khi phải chịu tải thì các chân trụ đỡ sẽ có lực đẩy ngang rất lớn và con số này hiện là trên 7cm - nghĩa là đã gấp đôi mức cho phép trong thiết kế. Ngoài ra, khe hở giữa đầu nhịp chính và đầu nhịp dầm gần kề đã tách ra khỏi gối cầu.

Trước mắt để giữ cho kết cấu công trình không dịch chuyển thêm nữa thì phải dùng cáp dự ứng lực tạm để căng giữ hai bệ trụ của nhịp chính của cầu, ngoài ra phải dùng giàn giáo định hình chống đỡ nhịp chính đồng thời tiếp tục quan trắc theo dõi mất rất nhiều thời gian.

Theo các chuyên gia về cầu đường, vật liệu bê tông khi bị tác động phá hoại là phá hoại giòn - nghĩa là không có tính đàn hồi… Vì vậy nếu việc dịch chuyển trụ đỡ tiếp tục diễn ra nữa thì rất khó có thể đảm bảo được tải trọng khai thác sau khi sửa chữa.

Lũ quét làm 1 trụ cầu đổ sập hoàn toàn ở miền bắc Ấn Độ Lũ quét làm 1 trụ cầu đổ sập hoàn toàn ở miền bắc Ấn Độ Mở phiên tòa xét xử vụ sập cầu ở Italy 4 năm sau thảm kịch Mở phiên tòa xét xử vụ sập cầu ở Italy 4 năm sau thảm kịch Lắp 3 camera giám sát trên cầu Long Biên sau sự cố sập tấm đan Lắp 3 camera giám sát trên cầu Long Biên sau sự cố sập tấm đan

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước