"Đứng lên vì quyền con người", đó là chủ đề của ngày quốc tế nhân quyền 10/12 năm nay. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã chứng kiến những thành tựu hết sức quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và thúc đẩy quyền con người:
Tháng 5 năm 2009, Việt Nam lần đầu thực hiện cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát của Liên Hợp Quốc về việc thực hiện nhân quyền.
Ngày 12/11/2013, Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền với số phiếu cao nhất, với 184/193 phiếu ủng hộ.
Năm 2014 là một dấu mốc quan trọng của Việt Nam trong việc tham gia và thực thi các cam kết quốc tế về quyền con người.
Tháng 3/2014, lần đầu tiên Việt Nam tham gia phiên họp cấp cao của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Phiên rà soát UPR chu kỳ 2 năm 2014, số khuyến nghị về nhân quyền của các quốc gia tăng lên 227 khuyến nghị và Việt Nam chấp nhận hơn 80% số khuyến nghị được đề xuất. Trong tổng số 182 khuyến nghị được Việt Nam chấp thuận từ phiên họp chu kỳ 2, đảm bảo quyền của người khuyết tật là một khuyến nghị quan trọng trong lĩnh vực an sinh xã hội, đảm bảo quyền của nhóm yếu thế mà Việt Nam nhận được từ các quốc gia tại phiên họp UPR của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Việt Nam đã tham gia 7 trên 9 công ước quốc tế cơ bản của Liên Hợp Quốc về quyền con người và đang tiếp tục nỗ lực xem xét việc tham gia các công ước còn lại. Những nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện các khuyến nghị quốc tế và những đề xuất để đẩy mạnh đảm bảo quyền con người tại Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Hiến pháp Việt Năm năm 2013 gồm 36 điều quy định trực tiếp về quyền con người. Thời gian qua, Quốc hội Việt Nam đã sửa đổi và ban hành mới nhiều đạo luật liên quan đến quyền con người để phù hợp với Hiến pháp. Việc chủ động, tích cực tham gia, thực hiện các nghĩa vụ quốc tế, cũng như những nỗ lực nội luật hóa, đảm bảo việc thực thi quyền con người của Việt Nam, thể hiện cam kết cao của Chính phủ trong việc bảo vệ những quyền và lợi ích cơ bản đó của người dân.