"Trường hợp gây chấn thương đặc biệt nghiêm trọng bị xử phạt từ 35 triệu và đình chỉ hoạt động bóng đá từ 24 tháng hoặc cấm vĩnh viễn" - Trưởng Ban Kỉ luật Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Nguyễn Hải Hường cho biết.
Thử tưởng tượng những pha bóng như thế này diễn ra trong năm 2017, thủ môn Bửu Ngọc chắc chắn bị phạt nặng hơn rất nhiều so với việc chỉ bị cấm thi đấu 4 trận.
James Horace của SHB Đà Nẵng thật sự đã gặp may khi trọng tài không rút thẻ với anh trong pha bóng mà lẽ ra anh xứng đáng nhận thẻ đỏ trực tiếp cùng với 1 án treo giò dài hạn.
Đình Đồng với pha bóng làm gẫy chân Anh Hùng, đã nếm trải cảm giác dài vô tận của án phạt 1 năm treo giày, nhưng nếu tái phạm điều đó trong năm 2017 quảng thời gian đó sẽ tăng lên ít nhất là gấp đôi.
Quế Ngọc Hải từ nay hãy dè chừng với những pha bóng quyết liệt bởi nếu làm cho 1 nạn nhân nữa bị nặng như Anh Khoa, trung vệ này nhiều khả năng sẽ bị cấm vĩnh viễn.
Mùa giải mới VFF tuyên bố sẽ triệt tiêu thói quen chơi bóng bạo lực tại sân cỏ Việt Nam.
Phó chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Trần Quốc Tuấn cho biết: "Hạn chế tối đa tình trạng bạo lực. V.League là sản phẩm chung của ko chỉ các CLB, các đội bóng mà còn mang giá trị tinh thần với người dân…Tạo cho cầu thủ thói quen khi thi đấu quốc tế".
Những hành vi phản ứng lại với quyết định của trọng tài từ cầu thủ hay đội bóng cũng đều sẽ phải nhận án phạt nặng.
"Xử lý lỗi phản ứng: phản ứng với trọng tài, giám sát phạt từ 2 trận trở lên, nhóm phản ứng trước phạt ông hung hăng nay phạt tất" - Trưởng Ban Kỉ luật Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Nguyễn Hải Hường cho biết.
Để tránh mâu thuẫn nảy sinh giống như vụ việc các cổ động viên Than Quảng Ninh phản đối không được mang loa đài vào sân Cẩm Phả, năm nay Ban kỉ luật cũng đã soạn thảo nhiều điều luật quy định rõ hơn về văn hóa cổ vũ trong sân.
Hy vọng những thay đổi này sẽ giúp giải bóng đá của Việt Nam chuyên nghiệp, lành mạnh và văn minh hơn.