Tăng cường vai trò cử tri trong lựa chọn đại biểu

Anh Phương (Ban Thời sự)-Chủ nhật, ngày 13/03/2016 21:43 GMT+7

VTV.vn - Làm sao để chọn ra được những ứng cử viên tốt nhất, đảm bảo cả cơ cấu và chất lượng... là vấn đề được đặt ra nhiều vào thời điểm này.

Hôm nay (13/3) là thời hạn cuối cùng người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 phải hoàn tất nộp hồ sơ ứng cử. Theo kế hoạch, trong tuần tới, sẽ diễn ra Hội nghị hiệp thương lần thứ 2 để chốt sơ bộ danh sách những người được ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới.

Bất cứ một cơ quan dân cử nào cũng phải đảm bảo tính đại diện, có được tiếng nói của nhiều thành phần, ngành nghề khác nhau. Có như vậy mới là diễn đàn thực sự của dân, giải quyết được tốt nhất những vấn đề đa dạng của đất nước. Vậy nếu chúng ta cố gắng đảm bảo cơ cấu có khiến chất lượng hoạt động của các cơ quan dân cử bị giảm sút? Mới đây, Giáo sư, đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Dũng đã nêu ra một thực tế, đó là lực lượng trí thức ra ứng cử Đại biểu Quốc hội hiện quá ít. Đất nước hiện có rất nhiều trường Đại học, Viện nghiên cứu nhưng dự kiến theo cơ cấu thì chỉ có 6 đại biểu. Trong khi có không ít đại biểu đáp ứng được tốt các tiêu chuẩn về cơ cấu thì không phải lúc nào cũng đáp ứng tốt về chất lượng.

Hội nghị hiệp thương lần thứ 2 đang tới gần. Đây là một bước chuẩn bị quan trọng, bởi từ đây, danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân sẽ được lập nên. Nó sẽ khởi động quá trình sàng lọc một ứng cử viên liệu có đạt tiêu chuẩn cũng như sự tín nhiệm để trở thành đại biểu của dân hay không. Vấn đề làm sao để chọn ra được những ứng cử viên tốt nhất, đảm bảo cả cơ cấu và chất lượng vì thế càng được đặt ra vào thời điểm này.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước