Thế nhưng, không chỉ có giao dịch một chiều mà ngay từ đầu tháng 6, đang chứng kiến việc đăng ký mua vào với khối lượng lớn của 2 đại gia trên sàn là ACB và VIC.
‘ ACB vừa tiến hành mua lại tối đa 55,48 triệu cổ phiếu quỹ tương đương 5,92% lượng cổ phiếu lưu hành. Số tiền ngân hàng này dự kiến sẽ bỏ ra khoảng hơn 900 tỷ đồng.
Cuối tháng này, Vingroup cũng dự kiến sẽ tung ra khoảng 3.000 tỷ để mua vào hơn 46,4 triệu cổ phiếu quỹ. Đây là hai giao dịch cổ phiếu quỹ có quy mô lớn nhất trên thị trường vào thời điểm này. Các giao dịch khác chủ yếu ở mức vài chục nghìn hoặc vài triệu đơn vị.
Một nhà đầu tư cho biết: “Giao dịch cổ phiếu quỹ trong giai đoạn hiện nay phản ánh cả hai chiều là mua và bán. Chúng tôi nhận định, một số doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ dựa trên tiềm năng của doanh nghiệp và họ cần cải thiện cổ phiếu trên thị trường”.
Trong hơn 600 doanh nghiệp niêm yết trên cả 2 sàn, số doanh nghiệp đăng ký cổ phiếu quỹ chỉ vài chục, tính theo tỷ lệ phần trăm còn khá khiêm tốn. Mặc dù có mua có bán, nhưng ngoại trừ trường hợp của ACB và VIC, các doanh nghiệp đã mua cổ phiếu quỹ trước đây giờ chủ yếu đăng ký bán. Tuy nhiên động thái hiện thực hóa lợi nhuận của doanh nghiệp đôi khi gây lo lắng cho không ít nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu này.
Ông Trương Hiền Phương, Giám đốc môi giới công ty chứng khoán KIS cho biết: “Nếu khối lượng cung cổ phiếu lớn trong một thời gian ngắn, nhà đầu tư sẽ e ngại việc cung cổ phiếu quá lớn sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ trên sàn. Do đó họ có hành động bán trước hoặc bán tháo khi cổ phiếu về đến tài khoản. Việc tranh nhau bán sẽ dẫn tới sụt giảm giá trên thị trường chứng khoán”.
Lợi nhuận không phải mục đích hàng đầu của doanh nghiệp khi tiến hành giao dịch cổ phiếu quỹ vì xét cho cùng tiền dùng để mua cổ phiếu quỹ lẽ ra phải được đẩy vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đầu tư vào cổ phiếu quỹ hầu như có lời. Có trường hợp đem về khoản lợi nhuận lên tới 50%, thậm chí 90%.