Nhiều quốc gia trên thế giới đã bước vào giai đoạn nới lỏng hạn chế xã hội. Để tiếp tục kiểm soát dịch lâu dài, kể cả để chặn làn sóng dịch mới trong tương lai, nhiều quốc gia đang thử nghiệm các cách thức khác lạ.
Thẻ miễn dịch kỹ thuật số
Chile đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp thẻ miễn dịch kỹ thuật số chứng nhận các trường hợp mắc COVID-19 đã khỏi bệnh, cho phép chủ thẻ trở lại làm việc, với quan điểm đang gây nhiều tranh cãi là người đã mắc thì sẽ miễn dịch với COVID-19.
Mọi cá nhân đều có quyền nộp đơn xin cấp loại thẻ này. Nhưng để có được nó, họ phải trải qua xét nghiệm cho thấy họ có kháng thể đối với virus Sars-CoV-2.
Tại Chile, có hơn 4.600 người đã khỏi bệnh COVID-19, vì vậy, chiếc thẻ miễn dịch kỹ thuật số này là cách để họ được quay về cuộc sống trước đây.
Hiện việc đưa chiếc thẻ này vào hoạt động vấp phải nhiều sự hoài nghi về tính hiệu quả của nó. Ngoài ra, nhiều người cũng lo ngại những chiếc thẻ miễn dịch này sẽ nhanh chóng có mặt ở thị trường chợ đen hoặc có những kẻ có ý đồ xấu sẽ chế thẻ để cố tình lây lan dịch bệnh.
Chỉ đóng cửa vào cuối tuần
Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện đóng cửa chỉ vào cuối tuần. Các ngày khác trong tuần, lệnh hạn chế xã hội chỉ có hiệu lực với người dưới 20 tuổi và trên 65 tuổi. Còn các công dân khác được ra đường.
Dựa vào giới tính, độ tuổi
Thụy Điển cũng giống Thổ Nhĩ Kỳ ở điểm thực hiện hạn chế tiếp xúc xã hội với người lớn tuổi. Nhưng đối tượng cần hạn chế tại nước này là những người trên 70.
Còn tại Peru và Panama, giới tính lại quyết định bạn phải thực hiện hạn chế xã hội như thế nào.
Dựa vào số căn cước
Một số thành phố của Colombia thực hiện cho phép người dân ra đường dựa vào số trên căn cước công dân.
Tất nhiên, tất cả các biện pháp này dù khác lạ cũng đều nhằm mục đích giảm bớt số người ra đường cùng lúc hoặc để ai có ra thì cũng ít có khả năng tăng nguy cơ cho cộng đồng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!