Những thông tin giả này có thể khiến cho cuộc chiến chống dịch bệnh trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Lúc này, WHO đã hợp tác cùng với các trang mạng xã hội để tìm phương án xử lý.
Tin giả về COVID-19 giờ được nhiều người nhận định là đại dịch tin giả. Thuyết âm mưu vô căn cứ như COVID-19 là vũ khí sinh học của các công ty dược phẩm tạo ra virus nhằm bán được nhiều vaccine hơn, hay tin tức sai lệch về cách chữa bệnh như uống nước tỏi có thể diệt virus, được đăng lên trên các trang mạng xã hội. Rồi nhanh chóng, người sử dụng mạng chia sẻ không cần kiểm chứng. Tạo thành một đại dịch tin giả.
Để chiến đấu với đại dịch này, WHO đã có nhưng chuyên viên đặc biệt, làm việc cùng với Facebook, Twitter, Google hay các trang mạng xã hội khác, để cùng tìm ra và gỡ bỏ, ngăn chặn chia sẻ tin giả. Thế nhưng, những kẻ chia sẻ tin giả lại có mánh khóe riêng để qua mắt.
Ngăn chặn tin giả trong thời đại số ngày nay vẫn luôn là bài toán khó cho các nhà quản lý và các mạng xã hội. Phương pháp tốt nhất vẫn chính là sự cảnh giác của mỗi cá nhân khi đọc thông tin trên mạng xã hội, và tránh chia sẻ những tin tức không có nguồn chính thống.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!