Cho tới thời điểm hiện tại, IBM có hơn 20 máy tính lượng tử ứng dụng nền tảng đám mây và sẵn sàng cho các thí nghiệm công khai. Các hệ thống này dựa trên bộ xử lý Quantum Canary 5 qubit cũng như bộ xử lý Quantum Falcon 27 qubit của IBM. Ngoài ra, IBM còn có bộ xử lý Hummingbird lượng tử 65 qubit được cung cấp cho các thành viên Mạng Q của hãng.
Trong tương lai dài hạn, IBM có kế hoạch tăng hiệu suất của máy tính lượng tử lên hàng nghìn lần và tăng gấp đôi hiệu suất của các bộ xử lý lượng tử vào năm tới với bộ xử lý Quantum Eagle 127 qubit. Trên thực tế, bộ xử lý Eagle có nhiều cải tiến để vượt qua bước đột phá 100 qubit. Bộ vi xử lý này sử dụng công nghệ silicon trong suốt (TSV) và hệ thống dây điện đa cấp để tạo ra hiệu quả mật độ tín hiệu điều khiển khổng lồ trong khi bảo vệ các qubit trong một lớp riêng biệt để duy trì thời gian gắn kết cao.
Các nguyên tắc được phát triển cho bộ xử lý Falcon và Eagle sẽ cho phép IBM xây dựng hệ thống Quantum Osprey 433 qubit vào năm 2022. Năm sau, IBM dự kiến tung ra bộ xử lý Quantum Condor 1.121 qubit.
Lộ trình phát triển của bộ xử lý Condor sẽ giải quyết một số thách thức khắt khe nhất trong cách mở rộng quy mô một máy tính lượng tử và sẽ mở ra cánh cửa cho các hệ thống quy mô lớn có hàng triệu qubit.
Để kích hoạt các hệ thống như vậy, IBM cũng đã chế tạo "siêu tủ lạnh" có khả năng pha loãng và đông lạnh có chiều cao 3 mét và rộng hơn 1.8 mét có tên mã là Goldeneye. Những chiếc tủ lạnh như vậy sẽ được sử dụng để chứa những cỗ máy lượng tử hàng triệu qubit mà IBM đã đưa vào lộ trình phát triển. Công ty tin rằng, những siêu máy tính lượng tử như vậy sẽ xuất hiện trong thập kỷ tới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!