Nghị định mới sẽ thay thế Nghị định 26/2007/NĐ-CP ngày 15/2/2007 quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về CKS và dịch vụ chứng thực CKS (Ảnh: Webbaohiem)
Trong thời gian qua, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp đối với dự thảo Nghị định 26/2007/NĐ-CP về Luật giao dịch điện tử chữ ký số.
Sau 10 năm triển khai Nghị định 26, để đáp ứng các yêu cầu thực tiễn trong quá trình quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực CKS cũng như phù hợp xu thế phát triển của thị trường, công nghệ đang phát triển nhanh, Bộ TT&TT đã chủ trì xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định 26/2007/NĐ-CP ngày 15/2/2007 quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về CKS và dịch vụ chứng thực CKS và các Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 26.
Dự thảo Nghị định gồm 4 phần, 12 chương và 113 Điều, quy định chi tiết về CKS và chứng thư số; việc quản lý, cung cấp và sử dụng CKS, dịch vụ chứng thực CKS; phát triển ứng dụng sử dụng CKS. Trong thời gian qua, Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp đối với dự thảo Nghị định.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng chủ trì phiên họp Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 26/2007/NĐ-CP ngày 9/8 (Ảnh: ictvietnam)
Đầu tiên, về vấn đề gia hạn và quy hoạch các tổ chức cung cấp Chữ ký số (CKS), nghị định hiện tại có bất cập là việc gia hạn chỉ được một lần với thời hạn 1 năm nên không khả thi trong thực tế, do đó thực tế trong thời gian vừa qua không tổ chức cung cấp CKS công cộng (CA) nào thực hiện theo cách gia hạn.
Dự thảo mới nên điều chỉnh lại quy định về gia hạn cho phù hợp với thực tế thì lại bỏ nghiệp vụ gia hạn chứng thư số đi trong khi đây là một nghiệp vụ cơ bản đã được nhiều nước phát triển trên thế giới áp dụng (Hàn Quốc, Nhật Bản…). Các ý kiến đóng góp đề xuất Giữ nguyên nội dung gia hạn giấy phép và tăng thời gian gia hạn giấy phép lên 05 năm để đảm bảo theo thông lệ chung của quốc tế và tính liên lục trong cung cấp dịch vụ của các CA.
Về việc quản lý các nhà cung cấp CKS, Thị trường CKS hiện nay khá nhỏ hẹp nhưng lại có đến 8 nhà cung cấp CKS, trong khi ở Hàn Quốc thị trường lớn cũng chỉ có 4 nhà cung cấp. Trong thực tế vừa qua, cần có việc nghiên cứu, quy hoạch và chiến lược phát triển dịch vụ theo sự quản lý của nhà nước. Chiến lược phải được phân tích kỹ để đảm bảo tính cạnh tranh của thị trường nhưng vẫn đảm bảo phát triển bền vững, lành mạnh dịch vụ.
Các nước trong khu vực và trên thế giới phát triển trong lĩnh vực này đều có công tác quản lý, quy hoạch được thực hiện tốt để đảm bảo không có quá nhiều nhà cung cấp, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh. Vì vậy, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung nội dung về trách nhiệm quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực chữ ký số như trong dự thảo lần 2.
Ngoài ra, về vấn đề Chứng thư số nước ngoài, theo Dự thảo, hồ sơ cấp giấy phép đăng ký sử dụng chứng thư số của nước ngoài tại Việt Nam được hiểu là đề nghị công nhận một chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam, chứ không phải thủ tục cấp giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài cho một tổ chức, cá nhân. Như vậy, xét về mặt thủ tục, Dự thảo nới lỏng hơn cho chứng thư số nước ngoài trong khi lại thắt chặt quản lý với chứng thư số trong nước. Điều này là bất hợp lý trong khi chủ trương chung của Nhà nước là ưu tiên thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ trong nước. Do đó, cần điều chỉnh chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện hơn nữa trong việc thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ trong nước.
Một quy định khác cũng không có trong Nghị định 26 là về CA chuyên dùng chỉ được sử dụng trong phạm vi cho phép. Theo Điều 52, khoản 1 của Dự thảo, CA nước ngoài đều là SubCA của CA Quốc gia. Căn cứ theo định nghĩa dịch vụ chứng thực chữ ký số. Như vậy thuê bao sử dụng chứng thư số chuyên dùng có thể kê khai thuế, kê khai Hải Quan… Điều này mâu thuẫn với khoản 17 Điều 3 là CA chuyên dùng hoạt động nhằm phục vụ giao dịch nội bộ và không nhằm mục đích kinh doanh.
Theo nhiều ý kiến đóng góp. Nghị định cần quy định rõ việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng theo đúng phạm vi và đối tượng đăng ký hoạt động. Thông tin lĩnh vực chuyên dùng được ghi rõ trong nội dung của Chứng thư số chuyên dùng.
Liên quan đến thời hạn cấp phép, theo Nghị định 26, thời hạn cấp phép là 10 năm nhưng trong Dự thảo thời gian cấp phép rút ngắn còn 5 năm. Theo chủ trương chung của Chính phủ về giảm bớt các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, các đơn vị đề nghị kéo dài thời gian của giấy phép lên 10 năm hoặc giữ nguyên như Nghị định 26 hiện nay. Lý do là bởi thực tế trong quá trình hoạt động, định kỳ vẫn có việc thanh tra/kiểm tra việc tuân thủ các quy định về kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn, an ninh đối với với dịch vụ, cũng như các yêu cầu về kinh doanh dịch vụ.