Tiểu đường loại 2: Vận động giúp ngăn và điều tiết nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 đến 58%. Vận động thường xuyên giúp cải thiện hàm lượng glucose trong cơ thể, tác động tích cực đến lượng lipid, huyết áp và chất lượng sống.
Trầm cảm: Vận động thể chất có liên quan mật thiết đến sức khỏe tinh thần, mà sức khỏe tinh thần kém là nguyên nhân chính gây trầm cảm và lo âu.
Béo phì: Sự mất cân bằng giữa lượng calo ta hấp thu và lượng calo ta đốt cháy là nguyên nhân chính gây béo phì. Nếu không vận động, lượng calo thu vào từ thức ăn sẽ chuyển hóa thành mỡ và tích tụ trong cơ thể.
Huyết áp cao: Vận động thể chất là biện pháp phòng và chống chủ yếu đối với chứng huyết áp cao. Vận động giúp giảm huyết áp tâm trương và tâm thu, nhờ đó giúp giảm huyết áp.
Bệnh mạch vành: Những người lười vận động ít chú ý đến việc tận dụng năng lượng hấp thu từ thức ăn, dẫn đến tích tụ mỡ thừa trong cơ thể. Lượng mỡ này chặn lưu thông máu, dẫn đến các bệnh tim mạch như đột quỵ.
Ung thư vú: Hàm lượng estrogen cao làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ. Lười vận động là nguyên nhân chính gây mất cân bằng hormone giới tính này. Bệnh thận: Tập thể dục giúp cải thiện các chức năng trao đổi chất của cơ thể, nhờ đó cải thiện chức năng thận và giảm nguy cơ mắc các bệnh thận mãn tính. Mất ngủ: Vận động thể chất giúp điều hòa đồng hồ sinh học của cơ thể và giảm các triệu chứng trầm cảm, lo âu, nhờ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Loãng xương: Vận động thể chất giúp củng cố xương hông và cột sống, từ đó giúp cải thiện sức khỏe xương và ngăn sự suy giảm mật độ xương do lão hóa và loãng xương. Các bệnh viêm: Các bệnh viêm mãn tính như tiểu đường, đột quỵ và hội chứng trao đổi chất chủ yếu là do thói lười vận động gây ra. Tập thể dục thường xuyên giúp giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh trên gây ra./.