8 điều "kiêng kỵ" không nên nói với sếp

N.M (Dịch)-Thứ năm, ngày 11/07/2013 07:00 GMT+7

 Mối quan hệ của nhân viên với cấp trên cần hòa nhã nhưng tôn trọng dựa trên sự tin tưởng, cảm thông và nhiệt tình với công việc để hướng tới một mục tiêu chung. Tuy nhiên, bạn không nên quá thoải mái.

Cách ứng xử thân thiện với môi trường làm việc luôn được hoan nghênh, nhưng có một nguyên tắc bất di bất dịch là bạn phải suy nghĩ thật kỹ trước khi nói nếu có sự hiện diện của sếp để không hối tiếc về sau.

1. Anh đã nghe tin đồn gì về chị A. ở bộ phận nhân sự chưa? Thật đáng hổ thẹn, liệu tôi nói thế có đúng không?

Trừ khi sếp là bạn thân lâu năm với bạn, còn không hãy im lặng trước những tin đồn, đặc biệt là khi nó liên quan đến đồng nghiệp. Việc “tám” chuyện trong cơ quan có thể đủ sức gây tổn thương cho ai đó và khi bạn tham gia nhiều hơn, khả năng lộn xộn, nhiễu loạn thông tin ở công sở sẽ khó tránh khỏi.

2. Chúng ta có thể nói về chuyện tiền thưởng cho dịp lễ sắp tới?

Tránh thảo luận về tiền thưởng của các ngày lễ hoặc của ai đó với sếp của bạn nếu đó không phải là trách nhiệm công việc của bạn. Đó là một hình thức xấu. Tiền thưởng là một khoản tiền động viên, khuyến khích và bạn nên cảm ơn cho dù nó nhiều hay ít. Nếu bạn cảm thấy khó chịu về khoản thưởng ấy thì cũng không nên than phiền khắp nơi.

3. Tôi đang bận. Anh nên giao việc đó cho chị B.

Bốn điều không bao giờ nên nói trước mặt sếp là: “Tôi không thể”, “Tôi sẽ không làm”, “Điều đó không thể được”, “Anh/chị nên yêu cầu người khác làm việc đó” hoặc thở khó nhọc và bảo “Anh tự làm đi”.

Những câu phản ứng như trên chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và thậm chí cả vị trí của bạn ở nơi làm việc. Thế nên, khi được giao việc, bạn cũng nên vui vẻ nhận nhiệm vụ và trao đổi lại với cấp trên khi nào thích hợp nếu bạn đang bị quá tải hoặc gặp khó khăn.

‘ 4. Tôi nghe qua tin rằng anh/chị đăng ký tìm bạn đời online ​​ ... Vậy anh/chị có muốn gặp gỡ với chị/anh hàng xóm của tôi vừa ly hôn không?

Việc mai mối giữa các đồng nghiệp là một thực tế có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ cố gắng can thiệp vào cuộc sống tình cảm của cấp trên nếu họ không trực tiếp chia sẻ và nhờ bạn giúp đỡ.

5. Tôi cảm thấy rất chán!

Bạn không nên nói với sếp rằng đừng giao việc thêm cho bạn nếu không đầu bạn sẽ “nổ tung”. Bạn cũng không nên phàn nàn với sếp về sự buồn chán hoặc công việc của bạn quá tẻ nhạt.

Nếu bạn đang thực sự cảm thấy mệt mỏi và không có sự khuyến khích hay động lực làm việc, hãy chủ động đề nghị bổ sung công việc hoặc tình nguyện tham gia vào một nhiệm vụ nào đó cần sự tập trung hơn.

6. Đêm qua tôi vui vẻ với bạn bè đến tận 2h sáng. Hôm nay, tôi có thể về sớm được không?

Trừ khi đêm qua sếp cũng tham gia tiệc tùng với bạn, còn không họ sẽ không có thiện cảm với các hoạt động ngoài giờ của nhân viên, đặc biệt là khi liên quan đến nhậu nhẹt. Vì thế, đừng mải phàn nàn về hậu quả của nó đối với bạn mà nên uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể và rút kinh nghiệm từ hành động của mình. Bởi lẽ, nó không phải là vấn đề của sếp.

7. Tôi đã biết được một số yếu điểm của sếp và cũng xem qua kết quả đánh giá lao động của tôi. Anh có muốn gặp tôi sau giờ làm việc vì vấn đề đó không?

Việc bày tỏ sự không hài lòng của bạn với một cấp trên chuyên chế hoặc không đủ năng lực bằng cách tạo áp lực cho sếp tại nơi làm việc không phải là một bước đi đúng hướng.

Nếu sếp lăng mạ và có hành vi can thiệp vào hiệu suất của bạn, hãy tự bảo vệ mình, thu thập bằng chứng về những gì đã xảy ra và xem xét việc khiếu nại với bộ phận chuyên trách ở cơ quan.

8. Thực sự mà nói đây có phải là việc tốt nhất mà công ty có thể làm không?

Nó không quan trọng nếu bạn đang nói tới ghế văn phòng mới, tủ lạnh công cộng hoặc một buổi tiệc nào đó. Tuy nhiên, bạn không nên chỉ trích với cấp trên về những điều nhỏ nhặt liên quan đến chi tiêu của công ty mà không thuộc phạm vi bạn phụ trách. Lý do vì không một công ty nào sẵn sàng phung phí tài chính cho những mục tiêu không thực sự cần thiết.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước