1. Lập kế hoạch tài chính cho cả năm
Một kế hoạch lý tưởng sẽ giúp bạn hình dung được bức tranh hoàn chỉnh của các khoản đầu tư hiện tại và nợ phải trả, giá trị tài sản, dòng tiền, mục tiêu và một cách cụ thể để đạt được những mục tiêu đó.
2. Bắt đầu tiết kiệm
Nó giúp bạn điều chỉnh thói quen chi tiêu và có sự so sánh giữa các tháng.
3. Sử dụng một ứng dụng kiểm soát tài chính
Nó là một cách hữu hiệu để hoạch định và theo dõi các khoản đầu tư dài hạn cho lợi nhuận ổn định.
4. Đầu tư vào vàng
Sau khi cơn sốt giá vàng đi qua thì bây giờ là lúc bạn nên bỏ tiền đầu tư.
‘ Đừng bao giờ trông chờ vận may khi đầu tư tài chính. (Ảnh minh họa)
5. Chọn thời điểm đầu tư hợp lý
Hãy đầu tư một khoản tiền lớn ngay từ đầu năm tài chính mới để có thể tối đa hóa mức lãi suất được hưởng.
6. Nếu chưa tham gia hình thức bảo hiểm sinh lời thì bây giờ là lúc để làm điều đó.
Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm y tế là hai sản phẩm tốt bạn nên tham gia. Chúng không chỉ giúp bạn tiết kiệm một khoản thuế thu nhập cá nhân mà còn có khả năng đảm bảo cho tương lai của bạn.
7. Quyết định phân bổ tài chính
Bạn nên xác định rõ các hạng mục cần đầu tư và đa dạng hóa loại hình vì đó là chìa khóa để giảm thiểu rủi ro tài chính.
8. Cân nhắc khi mua cổ phiếu
Nếu bạn muốn đầu tư trực tiếp vào cổ phiếu, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi quyết định và không trông chờ vào vận may.
9. Mua một ngôi nhà
Nếu có một khoản tiền nhàn rỗi kha khá, bạn nên mua một căn nhà phù hợp với điều kiện tài chính. Nếu chưa đủ tiền, bạn có thể lựa chọn các giải pháp vay trả góp. Cách này không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền thuê nhà mà còn tăng thêm giá trị cho tài sản bằng cách đầu tư vào bất động sản.
10. Đừng để bị ám ảnh
Bạn không cần thiết ép buộc bản thân vào việc theo dõi danh mục đầu tư của mình vì nó có thể gây ra tình trạng hoang mang, hoảng loạn không cần thiết.