Dinh dưỡng khoa học phòng bệnh về tiêu hóa

PV-Chủ nhật, ngày 29/05/2022 14:00 GMT+7

VTV.vn - Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là nền tảng phát triển cơ thể khỏe mạnh.

Tại tọa đàm “Khỏe tiêu hóa, khỏe hơn mỗi ngày”, các chuyên gia chia sẻ nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. 

Toạ đàm: “Khoẻ tiêu hóa, khoẻ hơn mỗi ngày” là hoạt động trong chuỗi chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày sức khoẻ tiêu hoá thế giới 29/5 do Báo Sức khoẻ và Đời sống đồng hành cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, với sự đồng hành của đơn vị truyền thông VTVDigital và đơn vị tài trợ Vinamilk nhằm nâng cao ý thức chăm sóc sức khoẻ tiêu hoá của cộng đồng. Toạ đàm được phát sóng trực tiếp lúc 10h ngày 29/5/2022 trên kênh Fanpage Trung tâm tin tức VTV24, Youtube VTV24 và ứng dụng VTV Go.

Dinh dưỡng khoa học phòng bệnh về tiêu hóa - Ảnh 1.

10% dân số mắc các bệnh đường tiêu hoá

Theo GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tại Việt Nam, có 10% dân số mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá. Đáng lo ngại, trường hợp mắc bệnh đang có sự gia tăng báo động.

Đường tiêu hoá, cụ thể là đường ruột tập trung tới hơn 70% thành phần hệ miễn dịch. Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh là hệ tiêu hoá hỗ trợ hệ miễn dịch mạnh mẽ, bảo vệ cơ thể trước các tấn công liên tục từ tác nhân gây bệnh trong thức ăn.

Nếu coi hệ miễn dịch như một thành trì thì dinh dưỡng chính là nguyên liệu xây nên thành trì. Dinh dưỡng cũng cung cấp nguồn năng lượng không thể thiếu để hệ miễn dịch vận hành trơn tru, sẵn sàng được kích hoạt một cách hiệu quả khi tác nhân có hại xâm nhập.

Ở người, hệ vi sinh vật đường ruột có số lượng vi khuẩn lớn nhất và có số lượng loài lớn nhất so với các khu vực khác của cơ thể. Đường ruột khoẻ mạnh khi có 85% là lợi khuẩn và 15% là hại khuẩn. Thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột của con người thay đổi theo thời gian, khi chế độ ăn uống thay đổi và khi sức khoẻ tổng thể thay đổi. Vì vậy, chế độ ăn có vai trò rất quan trọng với sự phát triển cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột.

Chất xơ thực phẩm thúc đẩy một loạt vi khuẩn có lợi và ngăn chặn các loài có khả năng gây hại. Các nghiên cứu cho thấy loại và số lượng protein trong chế độ ăn uống có những ảnh hưởng đáng kể và khác biệt đến hệ vi sinh vật đường ruột. Chế độ ăn nhiều chất béo có thể dẫn đến chứng rối loạn vi khuẩn đường ruột. Ăn nhiều protein trong chế độ ăn uống làm giảm lượng vi sinh dồi dào trong đường ruột. Rối loạn vi khuẩn đường ruột ngày càng được công nhận là yếu tố chính trong sự phát triển của bệnh đái tháo đường typ 2 (T2 DM), bệnh tim mạch, dị ứng/dị ứng ở trẻ em và nhiều bệnh truyền nhiễm và chuyển hoá khác.

Theo GS.TS Lê Danh Tuyên, chế độ ăn khoa học, ngoài việc cung cấp đủ năng lượng, chất đạm còn cung cấp đủ năng lượng, chất đạm còn cung cấp đủ các vitamin và chất khoáng tham gia trong hệ thống miễn dịch như vitamin A, D, K, E, sắt, kẽm, selen, flavonoid và probiotic.

Tăng rau quả, giảm muối

Vậy dinh dưỡng thế nào là hợp lý để hệ tiêu hoá luôn khoẻ mạnh? GS.TS Lê Danh Tuyên đưa ra lời khuyên là thực hiện hướng dẫn cộng đồng về dinh dưỡng hợp lý, tăng tiêu thụ rau quả, giảm tiêu thụ muối, dinh dưỡng chất béo hợp lý, giảm tiêu thụ đường tinh chế, sử dụng hợp lý nguồn thực phẩm giàu chất đạm. Người dân cần có ý thức phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi, kiểm soát cân nặng, phòng chống tác hại của rượu bia, uống đủ nước và hoạt động thể lực phù hợp.

Ngoài ra, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, sức khoẻ hệ tiêu hóa còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, tập luyện, tinh thần thoải mái và nghỉ ngơi đầy đủ. Dinh dưỡng lành mạnh thực hiện theo công thức 4-5-1 của Bộ Y tế, cân đối và đủ về tỷ lê các chất sinh năng lượng, đủ thành phần vitamin và khoáng chất. Mỗi ngày phải ăn ít nhất 15-20 loại thực phẩm khác nhau, ăn cân đối các bữa ăn trong ngày là 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ. Sử dụng thực phẩm phù hợp với từng giai đoạn sinh lý và bệnh lý khác nhau, thực phẩm hỗ trợ phòng chống bệnh liên quan đến dinh dưỡng.

Nguyên tắc thay đổi chế độ ăn là giảm chất béo, chất béo bão hoà, trans fatty acids, bột tinh chế, đường tinh, muối và các món ăn nhiều muối, thịt nguội. Tăng cường rau xanh, quả chín, chất xơ, là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, sắt/iod/kẽm/canxi, w-fatty acids, folate, vitamin D, đủ lợi khuẩn. Nguồn chất béo bão hoà nên hạn chế là chất béo động vật như mỡ lợn, bơ, dầu của cây nhiệt đới như dầu dừa, nhân cọ, dầu cọ.

Chế độ ăn nên có đủ chất xơ như ăn gạo lức/lật, gạo xát dối, bánh mì đen, khoai củ, rau xanh, quả chính… có nhiều chất xơ. Hạn chế dùng các loại thực phẩm như phủ tạng động vật, những loại này có lượng cholesterol khá cao. Sử dụng đường đôi, đường đơn không có 10% tổng năng lượng khẩu phần, tốt nhất là nên dùng dưới 5%.

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Vân Hồng, Giảng viên cao cấp Đại học Y Hà Nội, nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Bạch Mai khuyên, để tăng cường sức khoẻ cho đường tiêu hoá, chế độ dinh dưỡng phù hợp là ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng và phối hợp từ 15-20 loại thực phẩm, thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày. Khẩu phần ăn cân đối giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm cua, hải sản, đậu, đỗ…) cũng như chất béo động vật và thực vật. Dùng chất béo có nguồn gốc từ cá, các loại đậu đỏ, dầu thực vật, hạn chế các chất béo từ thịt gia cầm như gà, vịt, thịt động vật như lợn, bò… Nên ăn các loại quả tươi, có chế độ dinh dưỡng cân đối, uống đủ nước, tập thể dục, giảm stress, bổ sung thêm lợi

Theo BS Vân, bệnh lý tiêu hoá do chế độ dinh dưỡng, sử dụng đồ ăn nhanh, vừa ăn vừa làm việc, stress trong công việc, sử dụng rượu bia, thuốc lá… dẫn đến rối loạn vận động của đường tiêu hoá. Các rối loạn vận động đường tiêu hoá liên quan đến các bệnh khác như bệnh lý của tuyến giáp, đái tháo đường, nên nếu phát hiện có rối loạn vận động đường tiêu hoá phải đi khám xem có các bệnh nào kèm theo…

Sữa chua giảm rối loạn tiêu hoá, táo bón

“Sữa chua ăn, sữa chua uống cung cấp nhiều lợi khuẩn, có men vi sinh đem lại lợi ích cho sức khoẻ, nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày”, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhấn mạnh.

Đối với sữa, tuỳ từng lứa tuổi khác nhau mà có các điều chỉnh phù hợp. Do thiếu canxi trong khẩu phần ăn thì sữa chính là nguồn canxi dễ hấp thu nhấp nhất, đặc biệt là cho trẻ em. Nên cho trẻ sử dụng sữa chua hàng ngày vì chứa có nguồn men vi sinh tốt, các chủng men cân bằng hệ vi sinh lợi khuẩn trong đường ruột. Người sử dụng sữa chua thường xuyên có hiệu quả hấp thu dưỡng chất tốt hơn người không sử dụng. Với chủng men vi sinh tốt cùng với các thành phần dinh dưỡng được lên men giúp sữa chua dễ tiêu hoá, giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích chống lại bệnh táo bon, tăng khả năng tiêu hoá lactose và tăng khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất, tăng cường sức khoẻ đường ruột.

Đạm trong sữa chua chứa tất cả 9 axit amin thiết yếu với tỷ lệ cần thiết cho quá trình tổng hợp protein. Sữa chua dễ tiêu hoá hơn đạm trong sữa tiêu chuẩn, do quá trình lên men đã phá vỡ cấu trúc thành các đơn vị nhỏ hơn. Đạm trong sữa chua cũng hỗ trợ hấp thụ các khoáng chất như canxi, magie và photpho, hỗ trợ giảm huyết áp. Lượng chất béo trong sữa chua góp phần cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp vận chuyển những vitamin tan trong chất béo giúp cấu tạo màng tế bào, hỗ trợ sự phát triển của trí não, xương, thị giác và hệ miễn dịch.

Sữa chua giúp giảm tình trạng rối loạn tiêu hoá, táo bón: Sữa chua chứa hàng triệu vi sinh đường ruột, khi vào đến đại tràng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn đường ruột phát triển, ức chế hại khuẩn gây bệnh, giúp giảm rối loạn tiêu hoá, táo bón. Sữa chua giúp hấp thu các chất dinh dương hiệu quả hơn nên nhưng người ăn sữa chua thường xuyên (ít nhất 1 hộp/ngày) có lượng dinh dưỡng hấp thụ cao hơn những người khác.

Theo tài liệu của Hội đồng Sáng kiến Sữa chua trong Dinh dưỡng (YINI), người thường xuyên sử dụng sữa chua giảm 20% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Người thường xuyên ăn sữa chua cũng có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Do sữa chua rất giàu vi chất dinh dưỡng và protein, một số chất (canxi, kali, magie) đã được chứng minh có tác dụng làm giảm nguy cơ tăng huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ. Ở những vùng ăn nhiều sữa chua, tuổi thọ của cư dân nhìn chung cao hơn ở những nơi tiêu thụ ít sữa chua

Nhiều mẹ có thói quen sử dụng sữa để tự ủ sữa chua, khi ăn cũng khá thơm ngon. Liệu loại sữa chua tự làm này có đầy đủ dưỡng chất hay  không? “Dù có hương vị vẫn thơm ngon, nhưng sữa chua tự làm không đủ lượng men vi sinh giống như sữa chua sản xuất công nghiệp”, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm nhấn mạnh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước