Thay đổi nồng độ pH: Không có loại thực phẩm nào có thể thay đổi nồng độ pH trong máu, nếu có thì chắc chắn là loại thực phẩm có độc. Các tế bào cơ thể hoạt động ở mức pH nhất định. Nếu nồng độ này thay đổi, các tế bào sẽ ngừng hoạt động.
“Tẩy chay” đường và tinh bột: Nhiều người quá nóng lòng giảm cân đến mức họ dừng hẳn việc ăn đường và carbohydrate. Điều này có thể gây phản tác dụng, bởi khi bạn cố dừng ăn một món bạn thích, cơ thể bạn sẽ càng thèm món đó hơn. Vậy nên hãy giảm khẩu phần từ từ, thay vì dừng ăn ngay lập tức.
Bỏ bữa: Bỏ bữa nghe có vẻ là một cách tốt để cắt giảm lượng calo tiêu thụ, nhưng thực chất việc này lại làm chậm quá trình trao đổi chất. Thay vì bỏ bữa, hãy ăn các bữa nhỏ cách nhau 4 tiếng để đảm bảo trao đổi chất và kiểm soát cơn đói.
Điều chỉnh lịch trình ăn theo thời gian biểu: Nhiều người tin vào việc không nên ăn sau 6 hoặc 7 giờ tối. Nhưng các chuyên gia khuyến cáo rằng nếu bạn ăn tối quá sớm, bạn sẽ nhanh cảm thấy đói và có thể sẽ không kìm được mà ăn khuya. Thay vào đó, hãy cố gắng điều chỉnh giờ ăn theo thời gian biểu của mình.
Ăn uống cực đoan: Một chiến thuật ăn kiêng khác được nhiều người sử dụng là ăn uống cực đoan, ví dụ như ăn thức ăn rất nhạt (vì họ tin rằng sẽ giúp giảm calo) hoặc ăn thức ăn rất cay để đốt cháy calo. Thực tế, thức ăn nhạt không đồng nghĩa với ít calo và đồ cay đẩy nhanh trao đổi chất nhưng vẫn không đủ để tạo ra khác biệt.
Chia thức ăn thành các phần nhỏ: Phương pháp chia nhỏ thức ăn có thể có tác dụng với một số người. Tuy nhiên, tùy theo chế độ ăn kiêng mà bạn đang duy trì, nó có thể dẫn đến hao hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu như canxi và vitamin B12 trong các sản phẩm từ sữa.
Nhịn ăn để tiệc tùng: Việc nhịn ăn để dành cho một buổi tiệc tùng có thể khiến bạn bỏ qua những dưỡng chất mà bạn thực sự cần. Hơn nữa, việc này còn làm tăng nguy cơ rối loạn các dấu hiệu no và đói của cơ thể, khiến bạn ăn nhiều hơn.
Hoàn toàn cắt bỏ đường: Việc này vừa khó thực hiện, vừa không cần thiết. Việc dừng ăn đường đột ngột sẽ khiến cơ thể bạn càng thèm khát đường hơn.
Hiểu đúng về ăn kiêng giải độc: Nếu bạn thấy một kế hoạch ăn kiêng có kèm hai chữ “giải độc”, tốt nhất là hãy dừng lại. Hiện không có bằng chứng khoa học nào về việc ăn kiêng có thể giúp giải độc cơ thể. Hầu hết các phương pháp “giải độc” này chỉ là một thời kì nhịn đói bắt buộc, dẫn đến việc tăng cân lại sau khi dừng ăn kiêng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!