Số liệu thống kê về tỷ lệ thấy nghiệp đã khẳng định điều người ta nói tới từ lâu là tại Mỹ hay các nền kinh tế phát triển khác, những người nhập cư châu Á luôn cho thấy họ là thành phần ưu tú tại nơi làm việc.
‘ Khee Lee - Giám đốc điều hành tại Tập đoàn Google. (Ảnh: VTV News)
Khee Lee là một giám đốc điều hành tại tập đoàn Google, bố mẹ Lee là người Hàn Quốc chuyển tới đây sinh sống khi anh mới 2 tuổi. Lee cho biết, anh và chị gái đã phải đi làm tại một tiệm giặt khô từ rất sớm mới có thể theo được Đại học. Lee chia sẻ: “Chính điều đó đã hun đúc một thứ tôn giáo làm việc trong tôi, khiến tôi chỉ còn chú tâm vào học tập”.
Trong các nhóm sắc tộc chính của nước Mỹ, người Mỹ gốc Á là nhóm có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất. “Mỗi khi được nghe ai đó khen ngợi một thành viên hay một nhóm người Mỹ gốc Á trong công việc, nó đều khiến tôi tự hào”, Yale Wang, nhân viên công ty DramaFever cho biết.
Tại DramaFever – chuyên phát triển công nghiệp giải trí châu Á tại thị trường Mỹ, các công dân Mỹ gốc Á luôn cám thấy có động lực để thành công.
Min Kim, nhân viên công ty DramaFever cho biết: “Khi mang tâm lý nhập cư, tức ngoài gia đình thì chẳng có gì dĩ nhiên có cả. Chúng tôi phải nỗ lực hết mình nếu muốn đạt được điều mình muốn”.
‘ Trong các nhóm sắc tộc chính của nước Mỹ, người Mỹ gốc Á là nhóm có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất. (Ảnh: VTV News)
Một con số ấn tượng khác đó là một nửa (50%) những người Mỹ gốc Á nắm trong tay tấm bằng cử nhân, trong khi con số này ở những người Mỹ còn lại chỉ là 28%. Ông Khee Lee, Giám đốc điều hành công ty Google nói: “Mục tiêu duy nhất, đó là điểm A”.
Ngay cả khi so sánh với các cộng đồng nhập cư khác thì châu Á vẫn có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất. Khee Lee cho rằng, nếu muốn biết vì sao lại có kết quả này thì phải biết được người châu Á được đánh giá như thế nào. Bạn sẽ thấy như một bản sắc của người gốc Á, họ là những con ong chăm chỉ ở nơi làm việc. “Chúng tôi thường đến sớm, tan ca muộn và chấp hành quy định rất tốt”, Lee chia sẻ.
Ngay cả khi đó không phải là công việc được trả lương cao. Yale Wang, nhân viên công ty DramaFever cho biết: “Mẹ tôi từng là một bác sĩ phẫu thuật khi còn ở Trung Quốc và khi tới đây, công việc của bà chỉ là một nhân viên rửa chén bát ở một nhà hàng Sushi nhưng tôi không nghĩ là bà cảm thấy tầm thường so với mình”.
Giáo sư C.N.Le, Viện nghiên cứu người Mỹ gốc Á, ĐH Umass – Amherst cho biết: “Hầu hết người gốc Á không xem lao động chân tay là sự phản ánh giá trị con người họ".
Và còn một lý do khác phản ánh tỷ lệ thất nghiệp thấp, đó là tinh thần kinh doanh độc lập. Con số các cửa hàng kinh doanh mà người châu Á làm chủ ở Mỹ đã tăng 40% từ 2002 – 2007, cao gấp đôi con số của cả người Mỹ bản địa.
Thế nhưng vẫn đang có những điểm yếu cố hữu kéo người châu Á tụt hậu lại. Min Kim, nhân viên công ty DramaFever cho biết: “Không phải ai trong chúng tôi cũng có khả năng sáng tạo”.
“Nhiều người gốc Á bị xem là trầm lặng, chỉ biết rập khuôn, họ luẩn quẩn trong khuôn khổ của một nhân viên văn phòng với những bức tường kính ngăn cản họ vươn xa hơn”, Giáo sư C.N.Le, Viện nghiên cứu người Mỹ gốc Á, ĐH Umass – Amherst cho biết thêm.
Đó cũng là điều mà những người trẻ gốc Á tại đây đang muốn thay đổi. Min Kim cho biết: “Những người Mỹ gốc Á thế hệ mới đang cố gắng thoát khỏi đặc tính cố hữu của mình”.
“10 năm nữa bạn có thể thấy những cá nhân ở đây ở thành CEO, Giám đốc điều hành hay tương tự như vậy”, một người châu Á nhập cư tin tưởng nói.
Mời quý vị và các bạn theo dõi phóng sự về những người Mỹ gốc Á trong chương trình: Thế giới góc nhìn của Đài Truyền hình Việt Nam.