Xét nghiệm máu giúp phát hiện bệnh Alzheimer từ những giai đoạn đầu

Theo Dân trí-Thứ ba, ngày 30/04/2019 14:19 GMT+7

VTV.vn - Một nhóm nghiên cứu đã hợp tác với các chuyên gia Hàn Quốc phát triển hành công công cụ giúp phát hiện và chẩn đoán bệnh Alzheimer.

Một nhóm nghiên cứu đã hợp tác với các chuyên gia đến từ các tổ chức trên khắp Hàn Quốc đã phát triển hành công một phương pháp xét nghiệm máu được đánh giá là công cụ giúp phát hiện và chẩn đoán bệnh Alzheimer ngay từ những giai đoạn đầu, khi bệnh nhân chưa có biểu hiện dấu hiệu bệnh lý lâm sàng.

Trong bài báo của họ được công bố trên tạp chí Science Advances, nhóm đã mô tả nghiên cứu và kỹ thuật mới được phát triển cũng như mục đích hướng tới là nhằm phát hiện các rối loạn.

Xét nghiệm máu giúp phát hiện bệnh Alzheimer từ những giai đoạn đầu - Ảnh 1.

Bệnh Alzheimer là một bệnh rối loạn thoái hóa thần kinh tiến triển, liên quan đến sự suy giảm của các tế bào thần kinh trong não, dẫn đến một loạt các triệu chứng, trong đó, đáng chú ý nhất là chứng mất trí nhớ dần dần. Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu chữa khỏi hoàn toàn bệnh Alzheimer, thậm chí nguy cơ tử vong tương đối cao, do đó, việc chẩn đoán sớm giúp có thể giúp giảm gánh nặng bệnh tật.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu về bệnh Alzheimer trong nhiều năm và nhận thức được rằng nguyên nhân cơ bản của bệnh là sự tích tụ mảng peptide amyloid-beta (Aβ).

Trong khi các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về các phương pháp điều trị, rất nhiều nỗ lực nhằm thực hiện một thử nghiệm nghiên cứu về rối loạn trước khi các triệu chứng lâm sàng của bệnh xuất hiện.

Một nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các mảng Aβ có khả năng di chuyển tự do từ não bộ vào các mạch máu, vì vậy, xét nghiệm máu được xem như một phương pháp kiểm tra, giúp phát hiện các rối loạn. Tuy nhiên, phương pháp này chưa thực sự hiệu quả vì hiện nay, chưa có cách thức xác định nồng độ Aβ trong máu, từ đó, khó có thể phát hiện và chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh.

Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia khẳng định họ đã tìm ra cách thay đổi nồng độ Aβ được tìm thấy trong các mẫu máu, từ đó, tiết lộ sự hiện diện của chúng trong máu.

Trong thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã tiến hành bổ sung một phân tử nhỏ có tên gọi là EPPS vào dung dịch chứa nồng độ Aβ. Họ nhận thấy phân tử nhỏ này có khả năng chia tách các mảng Aβ, buộc các đơn phân tử Aβ tách rời. Từ đó, họ nảy sinh ý tưởng thử nghiệm các mẫu máu bất thường từ các bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng rối loạn khi so sánh với các nhóm bệnh nhân được kiểm soát để tìm ra sự khác biệt.

Các nhà khoa học báo cáo rằng kỹ thuật của họ rất đáng tin cậy, cho phép khả năng xác định bệnh nhân được chẩn đoán và những người thuộc nhóm được kiểm soát. Họ cũng khẳng định rằng phương pháp mới hoàn toàn có thể được sử dụng như một công cụ hỗ trợ theo dõi mức độ tiến triển của rối loạn. Bên cạnh đó, nhóm cũng cho biết đã lên kế hoạch đưa kỹ thuật mới vào sử dụng trong thực hành lâm sàng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước