Đặc sắc nét văn hóa Thái trong lễ hội Mường Ham

Đinh Ánh-Thứ hai, ngày 10/02/2014 08:56 GMT+7

Đến hẹn lại lên, vào đầu tháng Giêng âm lịch, tại Mường Ham, xã Châu Cường, huyện miền núi Quỳ Hợp (Nghệ An) lại rộn rã tiếng trống, tiếng cồng chiêng chào đón lễ hội Mường Ham.

Lễ hội Mường Ham (thường diễn ra từ mùng 5 - 7 tháng Giêng âm lịch) là lễ hội văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở miền Tây xứ Nghệ còn được lưu giữ và phục hồi những năm gần đây. Năm nay, lễ hội thu hút hàng ngàn người dân từ khắp nơi đến tham gia.

Đây là một lễ hội văn hoá truyền thống đặc sắc tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hoá dân gian truyền thống của người dân đất Mường Khủn Tinh, khởi nguồn từ huyền thoại chuyện tình Nang Ni - Khủn Tinh trong kho tàng văn hoá dân gian của đồng bào dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An.

‘ Nụ cười hân hoan trên khuôn mặt người già

Đến với lễ hội, bạn sẽ cùng lắc lư với điệu múa trong tiếng cồng chiêng rộn ràng, mọi người về đây được tham dự nhiều hoạt động vui chơi như: ném còn, bắn cung, kéo co... và đặc biệt là hội thi viết chữ Thái cổ.

Cùng đến với một số hình ảnh trong những ngày diễn ra lễ hội:

‘ Tục gõ sạp trong lễ hội Mường Ham

‘ Chơi cồng là tiết mục không thể thiếu trong ngày hội


‘ Bánh ít và mọc là hai thứ mang đậm nét riêng của người Thái


‘ Các vật dụng đan bằng mây - gọi là “ẹp khàu”


Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước