Dạy nghề ngay trong nhà máy - Thay đổi điểm yếu của thị trường lao động

Quang Phồn, Quang Linh, Đình Hưng-Thứ sáu, ngày 17/02/2023 21:34 GMT+7

VTV.vn - Tỷ lệ lao động được đào tạo của Việt Nam hiện chỉ đạt 23,1%. Trong đó, khoảng 11% lao động có trình độ cao. Lao động phổ thông và lao động giản đơn chiếm tỷ trọng lớn.

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới thị trường lao động trong mấy năm vừa qua, hàng triệu lao động bị giảm giờ làm, giảm thu nhập, tạm dừng việc hoặc thậm chí mất việc. Gần 2 triệu lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã phải rời khỏi thị trường lao động trở về quê.

Để thích nghi được với các thay đổi của thị trường, người lao động phải qua đào tạo nghề để đáp ứng được các yêu cầu tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Muốn làm được điều đó phải tiến hành đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Dạy nghề ngay trong nhà máy - Thay đổi điểm yếu của thị trường lao động - Ảnh 1.

Các học viên được học trong môi trường mô phỏng cùng các thiết bị điều khiển giống hệt như trong nhà máy. Sau khi học lý thuyết, các em được tự tay lắp đặt thiết bị. Chính phương pháp dạy học này giúp các em biết được thực tế công việc sau này như thế nào và hứng thú học tập cũng cao hơn.

Chính những người thợ đang làm việc trong nhà máy đứng ra giảng bài và chỉ dẫn học viên thực hành theo. Vừa là thầy, vừa là thợ nên những chỉ dẫn của họ sát với thực tế.

Dạy nghề ngay trong nhà máy - Thay đổi điểm yếu của thị trường lao động - Ảnh 2.

Các lớp dạy nghề ứng dụng công nghệ mới và giảng dạy trực tiếp trong nhà máy đang được các trường nghề triển khai ngày càng nhiều. Cách dạy nghề theo phương pháp mới này sẽ giúp các em có cơ hội tham gia vào thị trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp.

Hiện nay, thị trường đang thiếu một lượng lớn lao động kỹ thuật. Chủ trương của chính phủ là thực hiện đào tạo mới và đào tạo liên tục tại các nhà máy. Các trường cũng cần chuyển đổi cách dạy học, liên kết với doanh nghiệp để nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 30%, đồng thời đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 25% lực lượng lao động.

Tỷ lệ lao động đã được đào tạo của Việt Nam hiện chỉ đạt 23,1%. Trong đó, chỉ khoảng 11% lao động có trình độ cao. Lao động phổ thông và lao động giản đơn chiếm tỷ trọng lớn. Đổi mới đào tạo nghề chính là để thay đổi những điểm yếu này của thị trường lao động, đáp ứng những yêu cầu mới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước