Được quyết định
- Chủ trương đầu tư với các dự án nhóm A (sử dụng ngân sách TP.HCM)
- Mức thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ công chức, chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt
- Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10ha trở lên trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
Được vay
- Thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương
- Từ tổ chức tài chính trong nước
- Từ nguồn chính phủ vay nước ngoài (không quá 90% số thu ngân sách của TP.HCM)
Được hưởng
- 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản Nhà nước gắn liền với tài sản trên đất
- Từ số thu cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước do TP.HCM quản lý
- Từ thoái vốn nhà nước từ các tổ chức kinh tế mà TP.HCM là đại diện chủ sở hữu
Được sử dụng
- Nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp TP để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội.
Có thể nói một cách ngắn gọn nhất, cơ chế đặc thù của thành phố Hồ Chí Minh đang được kỳ vọng là cơ sở để TP.HCM phát huy được thế mạnh sẵn có của mình. Bởi TP.HCM trong hơn 40 năm qua là đô thị lớn nhất cả nước về dân số và quy mô kinh tế, là địa phương có đóng góp ngân sách lớn nhất cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế gấp khoảng 1,5 lần cả nước.
Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây, sự vượt trội của TP.HCM so với cả nước ở một số mặt đã chậm lại, thậm chí tụt hậu. Hơn 30 năm đổi mới, cơ chế, chính sách phát triển của TP.HCM không khác gì so với các địa phương khác. Và đó là lý do để có những thay đổi .
Có thể nói, không chỉ ở diễn đàn Quốc hội mà dư luận cũng rất quan tâm tới vấn đề này. Khách mời trong chương trình Vấn đề hôm nay ngày 23/11 là Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Hoàng Ngân - Đại biểu Quốc hội khóa XIV, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM sẽ chia sẻ quan điểm về vấn đề này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!