Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, 2 tháng đầu năm, ảnh hưởng dịch COVID-19 khiến kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của ngành đều giảm, lần lượt là 2,8% và 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Đối với sản xuất, sản lượng lúa cũng giảm khoảng 164.000 tấn so với vụ trước. Tuy nhiên, trước những yêu cầu cao hơn về việc đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm trong nước, nhiều doanh nghiệp đầu ngành đã có các kịch bản ứng phó.
Còn đối với doanh nghiệp chế biến nông sản, khi yêu cầu cầu chế biến sâu tăng, cập nhật công nghệ là giải pháp được doanh nghiệp tính đến.
Dù việc chăn nuôi lợn cũng đối mặt với những khó khăn do dịch bệnh nhưng để đảm bảo an toàn phòng dịch gia thành sản xuất tăng đến 30%, các doanh nghiệp đầu ngành cho biết, giá còn có thể giảm nữa.
Theo Bộ NN&PTNT, việc đưa giá lợn xuống bên cạnh giữ ngành chăn nuôi phát triển bền vững còn là nhiệm vụ đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định.
Ngay trong tuần sau, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục tổ chức các hội nghị tới từng nhóm sản phẩm quan trọng như gỗ, cá tra, tôm... để không chỉ đảm đủ nguồn cung trong mùa dịch mà còn sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu xuất khẩu sau dịch.
Nghịch cảnh sinh ra là để vượt qua, sóng gió sinh ra là để đương đầu. Trong khó khăn, các tập đoàn, các DN đầu tàu trong mọi ngành lĩnh vực đã có sự chuyển hướng, tìm ra bước đi phù hợp, cùng hiến kế và đưa ra những giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn cùng với sự vào cuộc của Chính phủ, Bộ, ngành để tạo môi trường đầu tư tốt hơn, bao gồm cả việc tạo thị trường mới, giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Đó là những cơ sở để kinh tế Việt Nam có được thắng lợi kép, vừa chống dịch thành công, vừa giữ vững kinh tế - xã hội, chuẩn bị mọi điều kiện để phát triển.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!