Cái bắt tay lịch sử của ngành bán lẻ Việt Nam

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ tư, ngày 04/12/2019 06:00 GMT+7

VTV.vn - Cái bắt tay lịch sử tạo nên 1 tập đoàn hàng tiêu dùng bán lẻ mới của người Việt. Tại sao Vingroup chọn Masan? Thị trường bán lẻ tại Việt Nam liệu có được định hình lại?

Bán lẻ là một trong số ít ngành còn duy trì tốc độ tăng trưởng hai con số. Theo báo cáo của Công ty chứng khoán MB (MBS), quy mô toàn thị trường bán lẻ của Việt Nam ước tính khoảng 142 tỷ USD, tương đương 59% GDP, trong đó, riêng bán lẻ hàng hóa chiếm hơn 40%, với quy mô 60 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm của ngành khoảng 13%, cao gấp rưỡi tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Vingroup đã trở thành một trong những người chơi nắm quyền chi phối thị trường với mạng lưới hơn 2.600 siêu thị và cửa hàng VinMart & VinMart+ tại 50 tỉnh thành. Tăng trưởng lợi nhuận gộp bình quân năm trong 3 năm gần nhất đạt hơn 67%, trong đó tỷ lệ biên lợi nhuận gộp năm 2018 đạt 11%.

Cơ hội sinh lời 2 con số, tại sao Vingroup lại từ bỏ "con gà đẻ trứng vàng" này?

Nguyên nhân Vingroup sáp nhập với Masan

Có ý kiến cho rằng, lý do chuyển nhượng do VinCommerce và VinEco đã không đạt được kỳ vọng kinh doanh của tập đoàn.

Tuy nhiên, theo báo cáo kinh doanh Quý III/2019, doanh thu từ mảng bán lẻ của Vingroup đạt hơn 7.800 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ và chiếm tới 25% tổng doanh thu của VinGroup, chỉ đứng sau mảng bất động sản.

Nguyên nhân thực sự là Vingroup thay đổi chiến lược phát triển với định hướng tập trung vào những thế mạnh vốn có của mình: Công nghệ - Công nghiệp.

Quyền lợi người tiêu dùng có được đảm bảo

Theo chia sẻ của đại diện Vingroup chiều 3/12, toàn bộ khách hàng của VinCommerce cũng sẽ tiếp tục được hưởng các ưu đãi của Vingroup, đặc biệt là các chính sách đặc quyền thẻ VinID.

Đại diện cả 2 bên cũng cho biết, trước mắt, những cái tên VinMart, VinMart+, VinEco vẫn được giữ nguyên. Cán bộ nhân viên sẽ được tiếp tục kế thừa các quyền lợi có sẵn từ Vingroup và hưởng thêm các chế độ đãi ngộ từ Masan.

Đâu là dự định phía sau sự hợp tác này có lẽ cần phân tích thêm. Nhưng điều có thể nhìn thấy là 2 ông lớn đều đang cơ cấu lại để tập trung phát triển thế mạnh riêng của mình. Tuy nhiên, dự đoán thị trường bán lẻ sẽ có nhiều thay đổi sau cú bắt tay này. Nhiều tít báo đã đưa ra những bình luận.

Trang VnEconomy cho rằng, cái bắt tay bất ngờ này được đánh giá là thương vụ mua bán và sáp nhập lớn nhất của năm nay. Trong khi đó, Thời báo Kinh tế Sài Gòn nhận định việc nhượng mảng bán lẻ được xem là động thái bất ngờ của Vingroup, sau khi GIC (quỹ đầu tư thuộc chính phủ Singapore) rót 500 triệu USD vào Công ty CP Phát triển Thương mại và Dịch vụ (VCM), đơn vị mới thành lập tháng 8/2019, để quản lý hệ thống siêu thị VinMart và chuỗi cửa hàng tiện lợi VinMart+.

Trên trang CafebizVietnamBIZ dường như có những đánh giá về tỷ trọng của các doanh nghiệp bán lẻ cả trong và ngoài nước tại Việt Nam nên cả 2 tít báo đều có một điểm chung khi đánh giá về cú bắt tay lịch sử này. Đó là công ty sau sáp nhập nhắm đích hay tham vọng trở thành tập đoàn hàng tiêu dùng - bán lẻ hàng đầu Việt Nam, từ đó là đối trọng với các tập đoàn cùng ngành nghề đến từ các quốc gia khác đang phát triển mạnh mẽ với thị phần không nhỏ như Aeon đến từ Nhật Bản, Lotte đến từ Hàn Quốc hay Big C, MM MegaMarket của Thái Lan.

Rõ ràng, trong thương vụ giữa Vingroup và Masan, quyền lợi người tiêu dùng được đảm bảo đồng thời đem lại giá trị cho cả hai bên. Masan đã giải quyết phần nào nỗi lo về khả năng bán hàng. Bởi lẽ tại Diễn đàn Công nghệ FPT 2019 vừa qua, ông Nguyễn Anh Nguyên, Phó Tổng Giám đốc Masan từng chia sẻ "Alibaba và Amazon bắt đầu vào Việt Nam và họ không phải tầm thường. Không chỉ riêng Masan, các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam, nếu không cẩn thận, chỉ 3-5 năm nữa, khả năng xây dựng thương hiệu, sản xuất có thể vẫn còn nhưng khả năng bán hàng sẽ mất".

Còn Vingroup có thể tập trung nguồn lực cho những mảng kinh doanh chiến lược khác là công nghệ - công nghiệp - dịch vụ.

Vingroup và Masan thỏa thuận hợp tác Vingroup và Masan thỏa thuận hợp tác

VTV.vn - Hôm nay (3/12), hai tập đoàn lớn là Vingroup và Masan đã chính thức bắt tay nhau, thỏa thuận nguyên tắc về việc hoán đổi cổ phần Công ty VinCommerce và Công ty VinEco.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước