Chậm trễ trong quản lý phân bón và những hệ lụy

TVKT-Thứ bảy, ngày 12/04/2014 13:06 GMT+7

Trong 3 năm trở lại đây, tỷ lệ phân bón kém chất lượng luôn dao động tới mức từ 50-60%, gây thiệt hại cho nền nông nghiệp Việt Nam 800 triệu USD/năm.

Hàng trăm, hàng ngàn ha dưa hấu, rau màu của khu vực Nam Trung Bộ cứ èo uột rồi chết dần do dùng phân bón. Lý do bởi tổng hàm lượng dinh dưỡng trong phân bón chỉ đạt 29,2%. Công thức sản xuất phân bón của nhiều cơ sở, đại lý là lấy phân bón thật trộn với phân bón giả rồi đóng bao xịn để lừa người nông dân.

Trong 3 năm trở lại đây, tỷ lệ phân bón kém chất lượng luôn dao động tới mức từ 50-60%, gây thiệt hại cho nền nông nghiệp Việt Nam 800 triệu USD/năm. Tình trạng vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón đang diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng. Các đối tượng vi phạm rất đa dạng từ các đại lý buôn bán nhỏ, lẻ đến các tổ chức, doanh nghiệp lớn.

Vướng mắc hiện nay là việc quản lý thị trường phân bón còn nhiều bất cập. Suốt 3 tháng nay, kể từ khi Nghị định 202 về quản lý phân bón có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp vừa sản xuất vừa nghe ngóng. Nghe ngóng vì theo Nghị định mới này, các đơn vị sản xuất phải có chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy chất lượng phân bón đang sản xuất. Tuy nhiên các chỉ tiêu phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy hay đơn vị nào cấp, giám sát lại chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể.

Theo Cục Trồng trọt, nước ta có 500 đơn vị sản xuất phân bón vì vậy việc siết từ đầu vào sản xuất trong bối cảnh hiện tại được đánh giá hợp lý. Nhưng một điều khá buồn là chúng ta chỉ thấy chủ trương còn việc thực hiện phải tiếp tục chờ đợi.

Vậy sự chậm trễ trong việc ban hành quy định quản lý phân bón gây ra những hệ lụy như thế nào đối với thị trường? Video sau đây sẽ phần nào đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này:

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước