Dịch vụ logistics: Doanh nghiệp nội vẫn “lép vế” trên sân nhà

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 27/11/2020 06:26 GMT+7

VTV.vn - Logistics là ngành kinh tế quan trọng, tiềm năng ngày càng mở rộng, nhưng hiện nay doanh nghiệp Việt chỉ chiếm 1/4 miếng bánh này.

Hiện nay, cả nước có khoảng 4.000 doanh nghiệp logistics đang hoạt động, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Quy mô của ngành logistics ước tính vào khoảng 50 - 55 tỷ USD. Thế nhưng nhiều năm nay, doanh nghiệp Việt vẫn đang "lép vế" khi chiếm lĩnh thị phần của ngành này.

Ghi nhận tại một doanh nghiệp Việt Nam chuyên nhập khẩu, lắp ráp và phân phối các thiết bị điện tử tại TP.HCM, nhiều hàng hóa có giá trị cao, yêu cầu khắt khe về đóng gói, vận chuyển và thời gian, nên sau rất nhiều đắn đo, lựa chọn, công ty đã chọn một công ty logistics toàn cầu.

Hiện nhiều công ty logistics Việt Nam chưa tiếp cận được khách hàng là các doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài, dù có nhiều lợi thế như am hiểu văn hóa, luật pháp sở tại.

Nhìn danh sách khách hàng, những hợp đồng của Công ty Logistics AWOT, một công ty logistics toàn cầu có trụ sở tại 8 quốc gia trên thế giới, có thể thấy ngoài các khách hàng là công ty FDI, còn rất nhiều khách hàng là các công ty Việt Nam, thậm chí cả các công ty vận tải, logistics của Việt Nam.

Dịch vụ logistics: Doanh nghiệp nội vẫn “lép vế” trên sân nhà - Ảnh 1.

Nhiều công ty logistics Việt Nam chưa tiếp cận được khách hàng là các doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

"Công ty chúng tôi có trụ sở ở nhiều nước nên giá cạnh tranh. Chúng tôi thuê bao cả đội tàu hay máy bay mà các công ty Việt Nam không làm được. Còn ở trong nước, chúng tôi thiết lập được nhiều đối tác Việt Nam, chúng tôi sử dụng dịch vụ của họ nên khi họ làm dịch vụ cho chúng tôi chi phí cũng rất cạnh tranh, chất lượng tốt. Mặc dù chúng tôi có lợi thế về vốn và kinh nghiệm nhưng chúng tôi luôn có những chiến lược và kế hoạch dài hơi. Tôi nghĩ hiện các doanh nghiệp Việt Nam đang thiếu tầm nhìn dài hạn", ông Howrd Xa, Giám đốc Công ty Awot Global Logistics Việt Nam, cho biết.

Trong khi các doanh nghiệp logistics trong nước phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn là những ông lớn. Họ lớn cả về nguồn vốn, quan hệ kết nối và thị trường. Một cuộc đấu khó có thể tìm được sự cân sức. Tuy nhiên, trong nguy vẫn có cơ. Cơ hội cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam vẫn luôn rộng mở bằng chính việc nắm bắt các thói quen kinh doanh hay hạ tầng sẵn có trong nước để nâng thị phần hơn 25% như hiện tại.

Dù chính sách nào đi chăng nữa, việc lớn lên hay không phải phụ thuộc vào chính các doanh nghiệp Việt. Tìm một hướng đi phù hợp, lương sức mình và thậm chí biết nương theo những xu hướng mới là cách để nhiều doanh nghiệp Việt đang đặt ra những tham vọng lớn hơn trong lĩnh vực này

Doanh nghiệp Việt tìm kiếm thị trường ngách

Với tổng diện tích 120.000m², năng lực thông quan lên tới khoảng 135.000 TEU/năm, cụm kho cảng ICD Long Biên được tích hợp nhiều chức năng như: thông quan hàng hóa, giao nhận vận tải nội địa, quốc tế, giao nhận hàng cảng đích, lưu giữ và phân phối vỏ container, lưu giữ, bảo quản container lạnh...

Dịch vụ logistics: Doanh nghiệp nội vẫn “lép vế” trên sân nhà - Ảnh 2.

Các doanh nghiệp logistics trong nước phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Thương mại điện tử nở rộ trong bối cảnh người dân tăng cường mua hàng trực tuyến. Điều này đặt ra thách thức đối với các mô hình chuỗi cung ứng và logistics truyền thống. Một mô hình tự động và nhanh chóng là cần thiết để đáp ứng nhu cầu này, nhưng nếu nhanh chân mà không có nền tảng cũng sẽ khó cạnh tranh với các hãng lớn trên thế giới cũng đã xuất hiện tại Việt Nam.

Mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8 - 10%. Con số này rất lớn và ngày càng lớn hơn khi chúng ta đang tận dụng lợi thế của một đất nước có độ mở lớn, hoạt động xuất nhập khẩu sôi động. Nếu không vươn lên để nắm bắt và giữ thị phần lớn hơn trong lĩnh vực quan trọng này thì sẽ khó tận dụng được cơ hội này, mang lại giá trị cao hơn cho ngành kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong cùng một ngành, dù doanh nghiệp Việt Nam hay doanh nghiệp nước ngoài, việc hợp tác cùng có lợi rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển.

Điểm nghẽn trong cắt giảm chi phí logistics tại Việt Nam Điểm nghẽn trong cắt giảm chi phí logistics tại Việt Nam

VTV.vn - Một trong những điểm nghẽn làm tăng giá thành dịch vụ logistics nằm ở cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước