Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng quy tắc xuất xứ vào CPTPP

Khánh Huyền (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ sáu, ngày 15/03/2019 14:17 GMT+7

VTV.vn - Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam buộc phải thay đổi, đầu tư cho công nghiệp phụ trợ, tận dụng được nguồn cung từ các nước trong nội khối nếu không muốn bị lỡ mất cơ hội.

Năm 2018, xuất khẩu dệt may Việt Nam nằm trong top 3 nước xuất khẩu dệt may cao nhất thế giới. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục được kỳ vọng tăng tốc sau hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP. Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi thuế quan cũng không phải dễ vì 3 công đoạn của ngành dệt may từ sợi, vải và cắt may đều phải có xuất xứ từ các nước trong Hiệp định.

Không ít DN đã chủ động đầu tư nhà máy sản xuất nguyên vật liệu cung ứng cho chính mình hay chủ động tìm đối tác mới trong 10 nước nội khối để đáp ứng được quy tắc xuất xứ trong CPTPP.

Bắt đầu từ năm nay, Công ty TNG đã nâng công suất sản xuất bông lên gấp đôi tới 20 triệu m2 bông/năm. Để chủ động đáp ứng nguồn nguyên liệu sản xuất và thậm chí còn cung cấp cho không ít doanh nghiệp dệt may khác tại Việt Nam.

Bông, sợi đã có xuất xứ Made in Việt Nam. Đối với công đoạn vải, thay vì nhập khẩu, doanh nghiệp này đã chủ động mua của các đối tác khác ngay tại trong nước.

Tận dụng cơ hội, một số nhà máy nguyên phụ kiện cho dệt may của nước ngoài vừa chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam, Công ty TNHH May Tĩnh Lợi đã ngay lập tức ký hợp đồng mới với các đối tác này. Dù mới chỉ đáp ứng được 1/3 công đoạn có xuất xứ nhưng cũng là tiền đề để doanh nghiệp tiếp tục hoàn thiện quy định về xuất xứ trong thời gian tới.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, khi thuế suất trở về 0%, Hiệp định CPTPP sẽ là cơ hội lớn giúp các doanh nghiệp dệt may mở rộng thị phần tại một số nước đang có thuế suất cao như Canada, Australia. Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi này, nguyên tắc xuất xứ phải được đảm bảo.

Doanh nghiệp cần đảm bảo xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi CPTPP Doanh nghiệp cần đảm bảo xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi CPTPP Mexico đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng trong CPTPP Mexico đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng trong CPTPP 'CPTPP với doanh nghiệp Việt: Lợi ích hay thách thức' "CPTPP với doanh nghiệp Việt: Lợi ích hay thách thức"

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước