Đồng USD có thể tiếp tục mất giá nhưng sẽ vẫn là đồng tiền dự trữ toàn cầu

PV (Tổng hợp)-Thứ ba, ngày 25/08/2020 08:02 GMT+7

VTV.vn - Đồng USD đang xuống giá, thậm chí còn yếu hơn nữa nhưng vị trí là đồng tiền dự trữ toàn cầu sẽ không thể bị mất.

Đồng USD đã được hưởng lợi khi giới đầu tư tìm đến các tài sản an toàn trước tác động của đại dịch COVID-19, nhân tố đã đẩy đồng bạc xanh lên mức cao nhất trong ba năm rưỡi vào tháng 3/2020.

Tuy nhiên, các nhà chiến lược nhận định đà phục hồi kinh tế của Mỹ chưa chắc chắn do phản ứng yếu trước đại dịch. Đồng USD cũng chịu tác động từ việc thâm hụt ngân sách của nước này tăng vọt và khả năng lãi suất thấp sẽ tiếp tục được duy trì.

Đồng USD trượt giá sâu

Đồng USD có thể tiếp tục mất giá nhưng sẽ vẫn là đồng tiền dự trữ toàn cầu - Ảnh 1.

Tuần trước, chỉ số đồng USD (USD index) đã tụt xuống mức thấp nhất trong hơn 2 năm, ở mức 92,477, so với mức đỉnh 103 hồi tháng 3. Đây là hệ quả của việc kinh tế Mỹ sẽ khó phục hồi nhanh được, do dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát tốt và khả năng lãi suất sẽ vẫn ở mức thấp trong dài hạn, khiến đồng tiền này mất đi sức hấp dẫn.

Theo các chuyên gia từ Capital Economics, sự lo ngại dấy lên gần đây rằng đồng USD sẽ mất vị thế đồng tiền dự trữ toàn cầu, là một mối lo ngại bị thổi phồng thái quá.

Viện đầu tư BlackRock cũng nhận định đồng USD sẽ vẫn yếu trong tương lai gần, khi các yếu tố khiến đồng tiền này xuống giá gần đây tiếp tục gây tác động. Các nhà chiến lược tại BlackRock cho rằng triển vọng đồng USD có giữ được vị thế là đồng tiền an toàn hay không là một lo ngại khác. Viện này đang cân nhắc các yếu tố như cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ.

Đồng USD vẫn chiếm vị thế độc tôn

Đồng USD có thể tiếp tục mất giá nhưng sẽ vẫn là đồng tiền dự trữ toàn cầu - Ảnh 2.

Nhà kinh tế Jonas Goltermann của hãng nghiên cứu Capital Economics cho rằng, viêc nói đến sự thất thế của đồng USD là quá thổi phồng. Theo ông Goltermann, tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ ngoại tệ của toàn cầu đã suy giảm trong vài năm qua. Số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho thấy, tỷ trọng này giảm từ 64,7% trong quý I/2017 xuống khoảng 62% trong quý I/2020. Trong quý I/2019, con số này ở mức thấp là 60,9%.

Ông Goltermann cho rằng chỉ số USD giảm từ tháng 3 còn là do những nguyên nhân khác, không chỉ do tỷ trọng của đồng tiền này giảm, như lãi suất thấp và những nỗ lực của châu Âu nhằm kích thích nền kinh tế khu vực, điều đã khiến lượng lớn đầu tư được chuyển sang đồng Euro. Từ tháng 6, đồng USD giảm khoảng 6,6% so với đồng Euro.

Ông Goltermann nói thêm, cuộc khủng hoảng COVID-19 đã củng cố vai trò là đồng tiền chủ chốt toàn cầu của đồng USD. Ông lưu ý rằng đồng bạc xanh tăng mạnh khi nhu cầu đối với tài sản an toàn gia tăng vào tháng 3 - thời điểm dịch bùng phát tại Mỹ, châu Âu và những nơi khác.

Đồng USD có thể tiếp tục mất giá nhưng sẽ vẫn là đồng tiền dự trữ toàn cầu - Ảnh 3.

Các giao dịch trên thị trường thế giới chủ yếu thực hiện bằng đồng USD. (Ảnh minh họa: Reuters)

Đồng USD vẫn chiếm vị thế độc tôn trong thị trường tiền tệ vì 2 nền kinh tế cạnh tranh khác là Trung Quốc và khối EU đều có quy mô nhỏ, cùng với việc hệ thống chính trị có nhiều điểm bất ổn định.

"Chúng tôi dự đoán USD sẽ là đồng tiền được tìm đến nhiều nhất khi nhà đầu tư muốn có bến đỗ an toàn, đặc biệt trong bối cảnh lãi suất ở Mỹ thấp như hiện nay khiến USD càng trở thành lựa chọn hấp dẫn hơn cho các giao dịch dựa trên chênh lệch lãi suất carry trade", các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết.

Hiện nay, khoảng 50% số hợp đồng thương mại trên toàn cầu hiện vẫn được định giá bằng đồng USD, cho dù Mỹ chỉ chiếm 12% thương mại toàn cầu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước