Giá điện "5 bậc" hay "một giá": Ai thiệt, ai lợi?

VTV Digital-Thứ tư, ngày 12/08/2020 06:08 GMT+7

VTV.vn - Từ 6 bậc xuống còn 5 bậc giá, thậm chí chỉ còn 1 giá duy nhất, đây là lần đầu tiên cơ quan chức năng dành quyền ưu tiên cho người tiêu dùng.

Mới đây, Bộ Công Thương đã chính thức đăng tải nội dung dự thảo về biểu giá điện mới, trong đó biểu giá điện sinh hoạt hiện đang được đặc biệt quan tâm. 

Trước tiên cần phải lưu ý là điều chỉnh cơ cấu biểu giá điện khác với điều chỉnh giá điện, tức là với bất kỳ phương án nào, về nguyên tắc, doanh thu bán điện của EVN sẽ không đổi, do giá bán lẻ điện bình quân đã được quy định cứng ở mức 1864,44 đồng/Kwh.

Với biểu giá điện mới, có người sẽ phải trả nhiều tiền hơn, có người trả ít hơn. Như có thể thấy, 1 phương án chỉ có 5 bậc giá điện, và 1 phương án cho phép người tiêu dùng lựa chọn: hoặc dùng điện 5 bậc giá, hoặc dùng điện 1 giá.

Giá điện 5 bậc hay một giá: Ai thiệt, ai lợi? - Ảnh 1.

Biểu giá điện 5 bậc mà Bộ Công Thương mới đề xuất

Với biểu giá 5 bậc, tức là giảm 1 bậc so với biểu giá hiện hành khoảng cách các bậc đã được nới rộng hơn nhằm sát hơn với thực tế tiêu thụ điện hiện nay, trong đó nhóm đối tượng dùng ít điện nhất, tương ứng với nhóm thu nhập thấp, vẫn được hưởng lợi nhiều nhất khi bậc 1 và bậc 2 hiện hành được ghép lại chỉ thành bậc 1 ở đây với mức giá vẫn là mức giá thấp nhất trong biểu giá hiện hành. Như vậy, kỳ vọng các hộ gia đình dùng ít điện sẽ còn tiết kiệm được hơn trước.

Thế nhưng, đáng chú ý hơn cả là phương án 2 của Bộ Công Thương, tức là người tiêu dùng được quyền lựa chọn 1 trong 2 hoặc dùng điện 5 bậc giá hoặc chỉ 1 mức giá, tùy theo khối lượng sử dụng điện của mỗi hộ gia đình.

Theo Bộ Công Thương, nếu phương án mới được áp dụng, khách hàng được quyền chọn áp dụng giá sinh hoạt 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá. Thời gian tối thiểu khi khách hàng thay đổi từ giá bán lẻ điện 5 bậc sang điện một giá (hoặc ngược lại) là một năm.

Giá điện 5 bậc hay một giá: Ai thiệt, ai lợi? - Ảnh 2.

Với biểu giá điện mới, có người sẽ phải trả nhiều tiền hơn, có người trả ít hơn.

Lộ trình thực hiện?

Có thể thấy là điện một giá dành cho những người dùng nhiều điện, mà chủ yếu là nhóm thuộc bậc 5, tức là từ 700 số trở lên, hiện chỉ chiếm khoảng 10% lượng khách hàng dùng điện sinh hoạt. Ngoài việc rẻ hơn, ưu điểm lớn là tăng tính minh bạch trong tính toán giá điện cho nhóm khách hàng này. Như vậy, người dùng nhiều điện hay ít điện đều có thể hưởng lợi từ cơ chế mới này.

Giá điện 5 bậc hay một giá: Ai thiệt, ai lợi? - Ảnh 3.

Người tiêu dùng có thể được lựa chọn sử dụng điện 5 bậc giá hoặc 1 bậc giá

Tuy nhiên, lựa chọn đặt ra trong 2 phương án của Bộ Công Thương là đã nên áp dụng điện 1 giá tại thời điểm này hay chưa hay chỉ mới giảm xuống 5 bậc mà thôi.

Để trả lời câu hỏi này, cần phải thấy rằng lộ trình Chính phủ đặt ra đối với thị trường điện Việt Nam là phải trải qua 3 cấp độ. Cấp độ 1 là phát điện cạnh tranh, cấp độ 2 là bán buôn điện cạnh tranh và cuối cùng là bán lẻ cạnh tranh. Chúng ta đang ở giai đoạn 2, nhưng theo lộ trình, chỉ 2 năm nữa thôi, năm 2022, chúng ta phải bước vào thí điểm cấp độ 3. Khi đã bán lẻ cạnh tranh rồi, điện một giá sẽ là lựa chọn tương ứng. Vấn đề đặt ra: Bộ Công Thương cần có kế hoạch điều chỉnh bậc giá điện theo một lộ trình phù hợp.

Với người tiêu dùng, phương án lựa chọn 5 bậc hoặc 1 bậc được đánh giá cao vì trao quyền quyết định phương án tối ưu cho người tiêu dùng. Nhưng các yếu tố cấu thành thị trường bán lẻ điện đã sẵn sàng để chuyển dần sang phương án 1 giá hay chưa, vẫn là câu hỏi còn ý kiến trái chiều. 

Dự thảo hiện vẫn đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi trước khi trình Thủ tướng phê duyệt, dự kiến áp dụng vào đầu năm tới.

Đề xuất tính điện một giá cao nhất gần 2.900 đồng một kWh Đề xuất tính điện một giá cao nhất gần 2.900 đồng một kWh

VTV.vn - Bộ Công Thương đề xuất mức giá cho phương án điện một giá dao động từ 2.703 - 2.890 đồng/kWh, chưa gồm thuế VAT.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước