Giảm đau kinh tế bằng đầu tư công

VTV Digital-Thứ tư, ngày 04/08/2021 09:25 GMT+7

VTV.vn - Trong bối cảnh làn sóng COVID-19 lần thứ 4 bùng phát và lan rộng, đẩy mạnh đầu tư công được kỳ vọng trở thành liều thuốc giảm đau cho nền kinh tế.

Tuy vậy, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giải ngân đầu tư công trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt 171.900 tỷ đồng, hoàn thành vỏn vẹn được 36,8% kế hoạch năm.

Ngoài các nguyên nhân khách quan như giá vật tư vật liệu tăng, một số lý do khác ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân là vì nhiều dự án không có khối lượng thực hiện đủ điều kiện thanh toán, do chưa hoàn thành thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư triển khai chậm...

Đứng trước sức ép giải ngân đúng kế hoạch, đồng thời tạo lực đẩy cho nền kinh tế, Chính phủ đang có những động thái quyết liệt, phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư Ngân sách Nhà nước năm 2021 đạt 95 - 100%.

Giảm đau kinh tế bằng đầu tư công - Ảnh 1.

Trong 6 tháng đầu năm, giải ngân đầu tư công chỉ đạt 171.900 tỷ đồng. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Trong đó, đến hết quý III/2021, giải ngân đạt tối thiểu 60% kế hoạch. Theo dự báo của cơ quan quản lý, trong giai đoạn 2021 - 2025, giải ngân vốn đầu tư công cứ tăng 1% so với năm trước thì sẽ kéo GDP tăng thêm 0,058%.

Nhập siêu tăng, dấu hiệu sụt giảm sản xuất?

Cán cân thương mại tháng 7/2021 thâm hụt 1,7 tỷ USD, đưa nhập siêu của cả nước trong 7 tháng lên 2,7 tỷ USD.

Trong bối cảnh bình thường, nhập siêu tăng nhanh có thể là dấu hiệu của hoạt động sản xuất đang được đẩy mạnh, nhưng ở thời điểm hiện nay, câu chuyện có thể đi theo chiều hướng ngược lại.

Chia sẻ của một chuyên gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Báo Đầu tư, do ảnh hưởng của COVID-19, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, hàng vẫn phải nhập về theo đơn hàng đã ký từ trước, nhưng lại không thể đưa vào sản xuất, nên không có hàng để xuất, dẫn tới xuất khẩu giảm. Đây là dấu hiệu sụt giảm sản xuất.

Giảm đau kinh tế bằng đầu tư công - Ảnh 2.

Hoạt động xuất nhập khẩu thời gian tới phụ thuộc khá lớn vào tình hình dịch bệnh COVID19. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Tháng 7, chỉ số sản xuất của TP Hồ Chí Minh giảm 19,4%, Long An giảm 14,6%, Cà Mau giảm 13,7%...

Thời gian tới, hàng nhập về còn tồn ngoài cảng, khó có thể kỳ vọng sản xuất tăng nhanh để xuất khẩu. Hơn thế, trong bối cảnh hiện nay, hoạt động sản xuất cũng khó có thể duy trì như bình thường.

Theo nhận định của Bộ Công Thương, hoạt động xuất nhập khẩu thời gian tới phụ thuộc khá lớn vào tình hình dịch bệnh COVID19. Không phải chỉ là dịch bệnh ở Việt Nam, mà còn cả các nước trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á.

Đẩy mạnh hiệu quả đầu tư công cần sự nỗ lực, trách nhiệm của toàn hệ thống Đẩy mạnh hiệu quả đầu tư công cần sự nỗ lực, trách nhiệm của toàn hệ thống

VTV.vn - Chiều nay (27/7), Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch vay trả nợ công giai đoạn 2021 - 2025.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước