Gói 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội - “Điểm nổ”, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 26/02/2023 10:28 GMT+7

VTV.vn - Nhiều bài báo dẫn ý kiến của không ít chuyên gia cho rằng, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho lĩnh vực nhà ở xã hội sẽ là "Điểm nổ", tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực.

Một nghịch lý hiện nay là thị trường bất động sản đang dư thừa nguồn cung các sản phẩm nhà ở thương mại, nhà hạng sang, còn nguồn cung nhà ở xã hội, nhà giá rẻ đang thiếu trầm trọng.

Theo Bộ Xây dựng, đến nay cả nước mới hoàn thành hơn 300 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị và nhà ở công nhân khu công nghiệp, với khoảng 155.000 căn.

Con số 155.000 căn quá nhỏ so với nhu cầu được dự báo từ nay tới 2030 là 2,6 triệu căn. Chính vì vậy, thông tin về gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho lĩnh vực nhà ở xã hội được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố tại hội nghị về thúc đẩy thị trường bất động sản vừa qua được dư luận rất quan tâm.

Theo đó, 4 ngân hàng thương mại nhà nước đã họp, đồng ý dành gói tín dụng trên cho vay trong lĩnh vực nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp.

Gói 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội - “Điểm nổ”, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực - Ảnh 1.

Đến nay cả nước mới hoàn thành hơn 300 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị và nhà ở công nhân khu công nghiệp, với khoảng 155.000 căn. (Ảnh minh họa - Ảnh: PLO)

Các bài báo đã đưa ý kiến của không ít chuyên gia kinh tế cho rằng, gói tín dụng này sẽ là "Điểm nổ", tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực tới nền kinh tế, đặc biệt là với những doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh bất động sản hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn.

Nhiều kỳ vọng khi nhà ở xã hội được mở cửa

Bên cạnh đó, theo báo Công an nhân dân, gói tín dụng này không chỉ giúp tăng nguồn cung nhà ở xã hội, giải quyết nhu cầu về nhà ở mà còn giảm áp lực tăng giá nhà, tạo cơ hội để người thu nhập thấp hiện thực hóa giấc mơ an cư, từ đó góp phần bình ổn thị trường bất động sản.

Còn theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính chia sẻ trên tờ Tiền phong, gói tín dụng là đề xuất phù hợp của các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, mấu chốt của vấn đề là phải gỡ được các điểm nghẽn của chính sách, lúc ấy dự án mới được triển khai, có căn hộ thì cả doanh nghiệp lẫn người dân mới tiếp cận được gói hỗ trợ. Ông Đính cũng cho rằng phải khẩn trương sửa đổi các Nghị định, thông tư và ban hành các chính sách mới với mục tiêu tháo gỡ ngay những điểm nghẽn ở các dự án cấp bách.

Đồng tình với nhận định này, báo Giáo dục và Thời đại phân tích thêm: các đề xuất đã trúng và đúng. Vấn đề còn lại, nhưng không kém phần quan trọng, là sau khi chính sách được ban hành, các thủ tục hành chính kèm theo đó có đơn giản, gọn nhẹ và thuận tiện cho cả doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội và người mua hay không.

Dù có nhiều ưu đãi nhưng nếu các thủ tục hành chính liên quan đến thiết lập dự án, xây dựng dự án và mua nhà lại phức tạp và tốn nhiều thời gian của chủ đầu tư, của người lao động thì mục tiêu 1 triệu nhà ở xã hội khó thành hiện thực.

Đề xuất tháo gỡ khó khăn để xây nhà ở xã hội Đề xuất tháo gỡ khó khăn để xây nhà ở xã hội

VTV.vn - Các doanh nghiệp chia sẻ, thủ tục làm một dự án nhà ở xã hội có thể kéo dài tới 5 năm, đôi khi phức tạp hơn nhà ở thương mại.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước