IMF: Các yếu tố lạm phát “cố thủ” trong nhiều nền kinh tế

VTV Digital-Thứ sáu, ngày 19/05/2023 19:00 GMT+7

Người dân Mỹ mua hàng tại một siêu thị. (Ảnh minh họa - Ảnh: Bloomberg)

VTV.vn - Dù đã hạ nhiệt đáng kể trong năm nay, áp lực giá cả ở nhiều nền kinh tế vẫn còn rất mạnh và nguy cơ lạm phát tăng trở lại vẫn rất đáng kể.

Đó là cảnh báo vừa được các quan chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra gần đây. Theo Phó Tổng Giám đốc điều hành IMF Gita Gopinath, các yếu tố lạm phát vẫn còn "cố thủ" trong nhiều nền kinh tế và thị trường dường như đang quá lạc quan về tình hình hiện tại, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi.

Lạm phát cao càng lâu sẽ càng khó để hạ xuống và đòi hỏi sự giảm tốc kinh tế mạnh hơn. Giới chức IMF hối thúc các ngân hàng trung ương kiên quyết trong việc thắt chặt chính sách để tránh tái diễn tình trạng lạm phát cao dai dẳng và gây nhiều thiệt hại như thời kỳ thập niên 1970.

Bà Gita Gopinath cho biết việc kiềm chế tài chính có thể hỗ trợ cuộc chiến chống lạm phát của các ngân hàng trung ương và các công cụ tài chính có thể cải thiện sự cân bằng trong trường hợp căng thẳng tài chính rõ rệt, nếu như chúng được sử dụng một cách thận trọng.

Nhờ khuôn khổ chính sách tiền tệ mạnh mẽ và cải cách giúp giảm rủi ro tín dụng và tiền tệ, các nền kinh tế thị trường mới nổi đã duy trì tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, các quốc gia này vẫn phải đối mặt với "những rủi ro suy giảm đáng kể" từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở các nền kinh tế tiên tiến và các điều kiện có thể trở nên "tồi tệ hơn đáng kể".

Bà cho biết sự kém lạc quan hơn so với các thị trường về việc giảm lạm phát ở các thị trường mới nổi, do lạm phát cao bất ngờ, dai dẳng và thường tăng nhanh hơn dự kiến.

Lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ tăng mạnh và việc thắt chặt chính sách đã không hạ nhiệt thị trường lao động một cách đáng kể, với tốc độ tăng lương vẫn mạnh mẽ ở nhiều nền kinh tế thị trường mới nổi.

Theo bà Gita Gopinath, một số yếu tố có thể góp phần vào sự dai dẳng của lạm phát, bao gồm nhu cầu bị dồn nén do đại dịch, sự luân chuyển nhu cầu từ hàng hóa sang dịch vụ và sự sụt giảm sản lượng, việc làm tiềm năng.

Các công ty có thể chuyển chi phí cao hơn thay vì hấp thụ chúng vào tỷ suất lợi nhuận của họ và người lao động có thể yêu cầu hoàn vốn cho những khoản thiệt hại về tiền lương thực tế. Điều đó có nghĩa là lạm phát ở mức cao càng lâu thì càng khó hạ xuống và mức sản lượng cần thiết phải thu hẹp lại càng lớn.

"Những thách thức này mang tính toàn cầu, nhưng rủi ro còn cao hơn đối với các thị trường mới nổi", bà Gopinath cho biết thêm. Đồng thời bà cho rằng việc tiếp tục củng cố các khuôn khổ chính sách tài khóa và tiền tệ của các cơ quan chức năng ở các quốc gia này là rất cần thiết.

Lạm phát Mỹ thấp nhất trong hơn 2 năm Lạm phát Mỹ thấp nhất trong hơn 2 năm

VTV.vn - Số liệu mới công bố cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 4 thấp hơn ước tính của giới chuyên gia và là mức tăng thấp nhất trong hơn 2 năm qua.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước