Không quy hoạch tốt, vựa lúa ĐBSCL có thể "bốc hơi"

Đỗ Thủy (Ban Thời sự)-Thứ hai, ngày 28/03/2016 11:39 GMT+7

VTV.vn - Không ít ý kiến nhìn nhận, để cứu hạn cho ĐBSCL và linh hoạt chuyển đổi sản xuất, cần phải có một quy hoạch đồng bộ cho nông nghiệp toàn vùng.

Vào lúc này, một số chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ĐBSCL cũng đã đưa ra lời khuyên rằng trong số 1,5 triệu ha trồng lúa hiện nay, chỉ cần tập trung sản xuất lúa trọng điểm trong khoảng 1 triệu ha vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên.

Khu vực này với 3 vụ lúa một năm có thể cho sản lượng 15-17 triệu tấn lúa, khoảng 7 triệu tấn gạo, đủ đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu. 0,5 triệu ha còn lại thuộc các vùng thường xuyên bị xâm nhập mặn chỉ nên trồng lúa mùa 1 vụ/năm. Những vụ còn lại có thể dành để nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này cần làm theo quy hoạch và cơ sở khoa học. Nếu không, có thể khiến cả vùng ĐBSCL bị nhiễm mặn và mất đi vựa lúa của cả nước.

Trên thực tế, hàng loạt quy hoạch sản xuất ở ĐBSCL đã được ban hành. Nhưng mỗi quy hoạch lại là một bản riêng rẽ như quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, quy hoạch phát triển thủy sản, quy hoạch phát triển tôm nước lợ, quy hoạch phát triển cá tra…

Cũng theo các chuyên gia quốc tế, an ninh lương thực đến nay không chỉ còn dừng ở việc sản xuất ra thật nhiều gạo để đảm bảo nhu cầu "ăn no" của người dân mà cần phải được tiếp cận theo góc độ kinh tế và đặc biệt là sinh kế của nông dân. Chính vì vậy, linh hoạt sản xuất cũng là cách giúp người dân ĐBSCL yên tâm sống chung với hạn mặn.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước