Khủng hoảng Ukraine: Ai lợi - ai hại?

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 20/02/2022 20:03 GMT+7

Khủng hoảng Ukraine đã gây áp lực tăng giá dầu thô. (Ảnh minh họa - Ảnh: Bloomberg)

VTV.vn - Khủng hoảng Ukraine đã gây áp lực tăng giá dầu thô và các nguyên liệu, gây lạm phát và làm bất ổn nhiều thị trường chứng khoán.

Ai bị thiệt hại?

Mới đây, cơ quan xếp hạng tín dụng toàn cầu Fitch đã hạ đánh giá triển vọng nợ dài hạn của Ukraine từ mức tích cực xuống ổn định do tình hình căng thẳng với Nga. Khả năng xảy ra một cuộc xung đột với Nga cũng khiến 12,5 tỷ USD đã bị rút Ukraine trong bối cảnh các nhà đầu tư đang rút khỏi đất nước này.

Dù cách xa hàng nghìn cây số nhưng hơi nóng của vấn đề Ukraine cũng đã phả đến hàng triệu hộ gia đình ở Mỹ và dự kiến sẽ còn nóng lên nữa nếu một cuộc xung đột toàn diện xảy ra.

CNN dẫn một phân tích mới của tập đoàn RSM cho rằng, nếu cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine khiến giá dầu tăng lên khoảng 110 USD/thùng thì lạm phát ở Mỹ sẽ vượt quá 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Bởi ngoài năng lượng, các mặt hàng khác cũng sẽ gặp biến động giá.

Nga là nước sản xuất kim loại lớn gồm nhôm và paladium. Nga và Ukraine là còn là những nước xuất khẩu lúa mì và ngô lớn nhất thế giới. Điều này sẽ có cú sốc đối với niềm tin tiêu dùng và khiến các doanh nghiệp giảm đầu tư.

Châu Âu cũng thiệt hại nếu Nga cắt nguồn khí đốt cung cấp cho châu Âu. Tờ Thời Báo New York cho biết, năm 2021, 38% lượng khí đốt tự nhiên được sử dụng tại Liên minh châu Âu đến từ phía Nga.

Các đề xuất ngoại giao về các lệnh trừng phạt vào Nga có thể hạn chế thương mại năng lượng. Điều đó có thể khiến hàng tỷ USD đầu tư và các hợp đồng dầu khí rơi vào tình trạng nguy hiểm, đặc biệt là đối với các quốc gia châu Âu, bao gồm cả Đức và Italy, phụ thuộc vào khí đốt của Nga nhiều hơn các quốc gia khác.

Ai được hưởng lợi?

Nếu khí đốt ngừng chảy, các nước sẽ phải tìm kiếm nguồn nhập khẩu khác. Khí tự nhiên hóa lỏng nhập khẩu từ Mỹ sẽ là một lựa chọn hàng đầu đối với châu Âu. Bởi dưới dạng hóa lỏng ở nhiệt độ âm 162 độ C, khí tự nhiên có ưu điểm vận chuyển ổn định từ những khoảng cách xa, kể cả từ Mỹ và Australia.

Riêng trong tháng 1/2022, Mỹ đã cung cấp cho châu Âu 2/3 lượng khí tự nhiên hóa lỏng xuất khẩu của nước này.

Nhưng Nga mới là nước hưởng lợi khi giá năng lượng, khí đốt tăng. Theo ước tính của Bloomberg, ngân sách Nga có thể thu về 65 tỷ USD nếu giá dầu Brent duy trì ở mức 90 USD/thùng trong năm nay. Nếu con số này tăng tới 100 USD/thùng, Nga sẽ thu được từ 73 - 80 tỷ USD doanh thu từ dầu mỏ.

Ukraine tạm thời đóng cửa trạm kiểm soát ở Donbass do bị pháo kích Ukraine tạm thời đóng cửa trạm kiểm soát ở Donbass do bị pháo kích Lối thoát nào cho cuộc khủng hoảng tại Ukraine? Lối thoát nào cho cuộc khủng hoảng tại Ukraine? Nga tập trận hạt nhân chiến lược trong lúc căng thẳng với Ukraine Nga tập trận hạt nhân chiến lược trong lúc căng thẳng với Ukraine

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước