Kinh tế Trung Quốc đối mặt làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 2

VTV Digital-Thứ năm, ngày 25/06/2020 19:19 GMT+7

VTV.vn - Làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 2 được ghi nhận ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Vậy điều này sẽ tác động thế nào tới quá trình hồi sức của nền kinh tế tỷ dân?

Một loạt quốc gia, điển hình như Trung Quốc và Mỹ, sau một thời gian dịch bệnh lắng dịu, thì nay lại đang ghi nhận một làn sóng ca nhiễm mới. Phục hồi kinh tế song song với dập dịch càng trở nên khó khăn hơn. 

Phóng viên VTV đã có cuộc trao đổi với bà Dan Wang, chuyên gia kinh tế tại Bắc Kinh, trực thuộc tập đoàn nghiên cứu kinh tế The Economist Intelligence Unit, về vấn đề này.

PV: Trung Quốc, đặc biệt là Bắc Kinh, đang hứng chịu làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 2. Điều này tác động thế nào tới quá trình phục hồi kinh tế?

Kinh tế Trung Quốc đối mặt làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 2 - Ảnh 1.

Bắc Kinh (Trung Quốc) đang hứng chịu làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 2. (Ảnh minh họa: Financial Times)

Hiện nay, tác động rõ rệt nhất chính là lạm phát giá thực phẩm và quá trình phục hồi nền kinh tế đang bị chậm lại, đặc biệt là lĩnh vực tiêu dùng nội địa. Mặc dù tháng 4, doanh số tiêu dùng nội địa Trung Quốc đã có dấu hiệu phục hồi mạnh, nhưng chúng tôi đánh giá sự phục hồi đó là ngắn hạn và chủ yếu nằm ở lĩnh vực mua sắm ô tô vì người tiêu dùng sợ phải di chuyển trên phương tiện công cộng đông người. Đà phục hồi này sẽ không kéo dài được đến hết năm 2020, chủ yếu là vì tỷ lệ thất nghiệp quá cao.

Chúng tôi dự đoán quý II, tỷ lệ thất nghiệp sẽ rơi vào khoảng ít nhất là 18%. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình cả năm sẽ vào khoảng 10%. Những người không mất việc hầu hết đều bị cắt giảm lương. Rủi ro lớn nhất bây giờ là trung tâm tài chính Thượng Hải, khu vực có rất nhiều kết nối giao thông và giao thương với Bắc Kinh. Vì vậy, chính quyền Thượng Hải cũng đang chuẩn bị đối phó với làn sóng lây nhiễm mới.

PV: Chính phủ Trung Quốc sẽ phải làm gì để tính phục hồi nền kinh tế nhanh nhất có thể?

Từ khi dịch bệnh bùng phát lần 2 tại Bắc Kinh, đã có 4 quan chức bị sa thải vì sơ suất trong việc kiểm soát dịch. Đây là tín hiệu cho thấy chính phủ rất chú trọng dập dịch lúc này. Vì vậy, Trung Quốc đã quyết định sẽ trì hoãn việc mở cửa trở lại nền kinh tế. Thêm vào đó, gói cứu trợ của Trung Quốc là khá ít ỏi, từ đầu đợt dịch tới giờ chỉ tung ra khoảng 3,6 nghìn tỷ NDT, tương đương 4% GDP.

Kinh tế Trung Quốc đối mặt làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 2 - Ảnh 2.

Trung Quốc quyết định trì hoãn việc mở cửa trở lại nền kinh tế. (Ảnh: DW)

Tôi nghĩ từ nay chính phủ sẽ nới lỏng hơn các điều kiện để các địa phương và doanh nghiệp có thể vay vốn; sẽ có những chương trình cứu trợ lớn hơn trong việc hỗ trợ thu nhập bị cắt giảm và tạo công ăn việc làm mới. Nhìn chung cho cả năm 2020, tôi không thấy quá lạc quan về tăng trưởng GDP.

PV: Dịch bệnh là một cú hích, ảnh hưởng khá tiêu cực tới vị thế của Trung Quốc trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, trước đó là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Bà nghĩ gì về xu thế rút đầu tư, chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc?

Đúng là có xu thế dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc và có sự cạnh tranh đến từ các thị trường khác. Đặc biệt khó khăn là những lĩnh vực mà chính phủ Trung Quốc muốn thu hút đầu tư nhất như: chế tạo sản xuất và công nghệ cao. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu dùng đông dân nhất và vẫn là đích đến lý tưởng của các hãng bán lẻ trên toàn cầu. Tôi cho rằng sẽ rất khó để kinh tế để kinh tế Trung Quốc có thể phục hồi lại giai đoạn như 30 năm về trước.

Nhiều quốc gia Trung Đông “sốt sắng” mở cửa đón khách để “cứu” nền kinh tế Nhiều quốc gia Trung Đông “sốt sắng” mở cửa đón khách để “cứu” nền kinh tế

VTV.vn - Nhiều quốc gia Trung Đông đang có ý định mở cửa lại du lịch quốc tế, trong bối cảnh ngành công nghiệp không khói chịu thiệt hại nặng nề bởi đại dịch COVID-19.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước