Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chững lại quá sớm so với kỳ vọng

VTV Digital-Thứ ba, ngày 13/07/2021 18:08 GMT+7

Công nhân làm việc tại một nhà máy ở Thâm Quyến, Trung Quốc. (Ảnh: Shutterstock)

VTV.vn - Trung Quốc là nền kinh tế lớn đầu tiên phát đi những tín hiệu phục hồi hậu đại dịch, nhưng hiện tại, các số liệu cho thấy nền kinh tế tỷ dân này dường như đang chững lại.

Theo Bloomberg, triển vọng phục hồi kinh tế Trung Quốc đã thay đổi rõ nét khi vào ngày thứ Sáu (9/7) vừa qua, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm khuyến khích tăng trưởng tín dụng.

Dù PBOC khẳng định động thái này không đồng nghĩa với gói kích cầu mới, nhưng việc tỷ lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh giảm 50 điểm cơ bản tại phần lớn các ngân hàng không khỏi khiến nhiều người ngạc nhiên.

số liệu do Bloomberg khảo sát và tính toán cho thấy, kinh tế Trung Quốc quý II/2021 tăng trưởng ước tính 8% từ mức 18,3% của quý I/2021.

Bên cạnh đó, các chỉ số kinh tế chủ chốt bao gồm: doanh số bán lẻ, sản xuất công nghiệp và đầu tư tài sản cố định nhiều khả năng đều đã hạ nhiệt.

Theo một số chuyên gia, động thái hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của PBOC có thể coi như một cách nhằm đảm bảo quá trình phục hồi kinh tế sẽ đi ngang từ thời điểm này chứ không sụt giảm.

Kinh tế Trung Quốc nhiều khả năng không còn tăng trưởng cao sau khoảng thời gian "bật mạnh" trước đây khi hiệu ứng so sánh nền thấp với năm 2020 giảm đi. Tuy nhiên các chuyên gia kinh tế cảnh báo việc Trung Quốc hạ nhiệt tăng trưởng đang diễn ra sớm hơn so với kỳ vọng và có thể tác động đến toàn thế giới.

"Không còn nghi ngờ gì nữa, việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chững lại sẽ tác động lớn hơn so với 5 năm trước đó lên kinh tế toàn cầu. Trạng thái Trung Quốc là nước đầu tiên bước vào đại dịch, nước đầu tiên thoát khỏi đại dịch cũng ảnh hưởng đến những kỳ vọng rằng nếu kinh tế Trung Quốc đang hạ nhiệt tăng trưởng ở hiện tại, nhiều nền kinh tế khác cũng như vậy", Trưởng bộ phận thị trường toàn cầu tại Nomura Holdings, ông Rob Subbaraman, nhận định.

Việc tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chững lại có thể đồng nghĩa áp lực lạm phát trên toàn cầu sẽ giảm bớt, đặc biệt nếu xét đến nhu cầu đối với kim loại công nghiệp và hàng hóa tiêu dùng.

Kinh tế Trung Quốc đối diện áp lực suy giảm nửa cuối năm 2021 Kinh tế Trung Quốc đối diện áp lực suy giảm nửa cuối năm 2021

VTV.vn - Theo Ngân hàng Đầu tư UBS, nền kinh tế Trung Quốc sẽ đối diện với áp lực suy giảm trong nửa cuối năm nay.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước