Bên ngoài một cửa hàng của SoftBank tại Nhật Bản. (Ảnh: Bloomberg)
Softbank và quỹ đầu tư Vision Fund trị giá 100 tỷ USD của mình được cộng đồng khởi nghiệp toàn cầu ví von là "Cha đỡ đầu" của nhiều mô hình kinh doanh startup mới lạ. Tuy nhiên, theo các nhà đầu tư phố Wall, cú ngã ngựa của hàng loạt cổ phiếu công nghệ đình đám mà Softbank rót vốn gần đây như Uber, Wework lại đang vạch trần mô hình kinh doanh gọi vốn kiểu Ponzi của tập đoàn này.
Theo Business Insider, nhìn chung, mô hình kinh doanh của Softbank là tận dụng triệt để thị trường vốn tư nhân như một cách để giết chết sự cạnh tranh bằng núi tiền mặt khổng lồ.
Trước tiên, Quỹ đầu tư mạo hiểu Vison Fund sẽ tìm ra những thị trường lớn, khả thi sau đó rót vốn vào 1 công ty để giúp họ trở nên mạnh nhất. Từ đây, quỹ này sẽ sử dụng chiêu thức "thổi giá" hay "định giá ăn cướp".
Ví dụ, sau mỗi vòng đầu tư vào WeWork, Softbank sẽ mua nhiều cổ phiếu công ty này hơn, ở mức giá trị cao hơn. Cứ như vậy WeWork sẽ được định giá trên mây, đến một mức không tưởng 47 tỷ USD bởi tỷ phú Masayoshi Son - Chủ tịch quỹ đầu tư mạo hiểm Vison Fund luôn khẳng định, công ty này giá trị hơn chứ không dựa trên một cơ sở thực tế nào cả.
Vậy làm thế nào để Softbank huy động được nhiều tiền từ thị trường vốn tư nhân đến vậy?
Thực tế cho thấy, Vision Fund đã huy động tiền từ các nhà đầu tư khi trả cổ tức hấp dẫn từ 7 đến 40% mỗi năm, bằng cách lấy từ tiền huy động được từ vòng gọi vốn sau để trả cho nhà đầu tư vòng trước.
Một số chuyên gia nhận định, nếu việc này lặp lại liên tục thì không chỉ công ty bị định giá ăn cướp, mà mô hình huy động vốn có thể tạo ra một Ponzi trong giới công nghệ.
Hiện Softbank đã ghi nhận khoản thua lỗ trị giá 200 tỷ Yen (tương đương 1,87 tỷ USD) trong quý kết thúc vào tháng 6 vừa qua.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!