Hiểu đơn giản là bên cạnh các yếu tố về hiệu quả kinh doanh, về dòng tiền của doanh nghiệp, thì các Ngân hàng sẽ phải đánh giá xem dự án đó có đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường hay không để xác định rủi ro tín dụng, xác định các điều kiện cấp tín dụng của khoản vay và quản lý rủi ro tín dụng đối với khoản vay đó. Thông tư quy định tổ chức tín dụng có thể thực hiện đánh giá rủi ro của dự án đó, hoặc sử dụng kết quả đánh giá của các tổ chức cung ứng dịch vụ đánh giá rủi ro về môi trường. Thực tế, đến cuối năm ngoái, mới có hơn 20% dư nợ cho vay được được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội, chủ yếu đến từ các ngân hàng sớm áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong cho vay.
Việc thực hiện theo thông tư 17 mới ban hành, sẽ được xem là cơ hội để mở rộng hơn dòng vốn cho vay vào các dự án xanh, những dự án bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững. Hiện nhiều ngân hàng cũng đang đẩy mạnh cho vay lĩnh vực này.
Trung tâm lưu trữ dữ liệu "xanh" - Viettel IDC
Để giúp các DN tiếp cận nguồn vốn xanh, nhiều ngân hàng đã tự xây dựng quy định thẩm định tín dụng xanh theo khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Và với quy định mới từ thông tư 17, họ kỳ vọng sẽ có cơ sở pháp lý rõ ràng hơn khi cho vay dự án xanh.
Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong chia sẻ: "Chúng tôi đã triển khai sớm vì chúng tôi có hội nhập sâu với quốc tế, và có định chế tài chính đang tài trợ cho chúng tôi vài trăm triệu về tín dụng xanh, chúng tôi có bộ phận chuyên trách, ưu tiên cho xanh, năng lượng tái tạo, bền vững, và nhiều yếu tố”.
Để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, Ngân hàng Nhà nước cũng đang phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng hướng dẫn về "Danh mục dự án xanh", giúp ngân hàng và cả doanh nghiệp có cơ sở để xây dựng chiến lược rõ ràng. Từ đó, nguồn vốn giải ngân hiệu quả hơn.
"Ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến chúng tôi để tìm hiểu làm thế nào để họ có thể chuyển dự án của mình sang dự án xanh và tiếp cận nguồn vốn xanh. Nhưng không thể đơn giản nói rằng thẳng rằng dự án nào xanh và không phải dự án xanh. Chúng ta cần có những tiêu chí đánh giá cụ thể thì mới có thể cung cấp nguồn vốn xanh và sử dụng đúng mục đích”, bà Michele Wee, Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chatered Việt Nam nhận định.
Dự án xanh thường kéo dài, trong khi nguồn vốn của ngân hàng đa phần là ngắn hạn. Do đó, nhiều NH cũng đề xuất cần có chính sách hỗ trợ từ chính phủ, có thể về nguồn vốn, hoặc cơ chế, để khuyến khích các tổ chức tín dụng ưu tiên vốn cho vay các dự án xanh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!