Mục tiêu hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ sẽ được đẩy nhanh tiến độ.
Ông Nguyễn Việt Hằng là ngư dân đầu tiên ở Bình Định được vay vốn đóng tàu vỏ thép theo Nghị định 67 của Chính phủ với tổng giá trị con tàu lên đến 18 tỷ đồng. Nếu phải trả nợ trong vòng 11 năm theo quy định tại Nghị định 67, mỗi năm gia đình ông phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng hơn 1,5 đồng. Nay Nghị định 89 sửa đổi, thời gian trả nợ đối với tàu vỏ thép kéo dài lên 16 năm đã giúp ông giải tỏa phần nào áp lực trả nợ. Theo ông Hằng và nhiều ngư dân Bình Định, việc Chính phủ kịp thời giải quyết các vướng mắc tại Nghị định 67 sẽ giúp cho ngư dân sớm được vươn khơi trên những tàu cá hiện đại.
Ba vấn đề được phần lớn ngư dân cho là bất cập và gây khó khăn, thậm chí khiến nhiều ngư dân ngại vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 nay đã được tháo gỡ tại Nghị định 89, đó là cho ngư dân kéo thời gian trả nợ, được hỗ trợ 100% chi phí thiết kế tàu vỏ thép, vật liệu mới có công suất từ 400CV và ngư dân được sử dụng máy cũ khi nâng cấp tàu. Như tại Bình Định, tỉnh có đội tàu khai thác xa bờ chiếm đến 20% tổng số tàu thuyền đánh bắt xa bờ của cả nước, việc cho cải hoán tàu được sử dụng máy cũ đã giúp ngư dân tiết kiệm hàng trăm triệu đồng/mỗi tàu cá. Vấn đề còn lại hiện này là các ngân hàng cần phải vào cuộc mạnh hơn.
Theo Ngân hàng Nhà nước, có đến 5 ngân hàng thương mại được chỉ định cho ngư dân vay vốn hiện đại hóa tàu cá theo Nghị định 67, nhưng ở nhiều tỉnh, thành đến nay chỉ có 1 hoặc 2 ngân hàng tham gia.
Với sự vào cuộc tích cực này, các địa phương và người dân kỳ vọng, mục tiêu hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ sẽ được đẩy nhanh tiến độ thay vì vẫn chỉ dừng lại con số khiếm tốn: 52 tàu cá đóng mới và nâng cấp hạ thủy đi vào hoạt động trong hơn 1 năm qua.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!