Người Việt dùng hàng Việt: Từ “ưu tiên” đến “tự hào”

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 15/08/2020 08:21 GMT+7

VTV.vn - Với sự chung tay của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, hàng Việt đã tạo được chỗ đứng nhất định trong tâm trí người tiêu dùng Việt.

Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2014 - 2020 vừa chính thức được tổng kết. Đến năm 2020 trên 50% hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất kinh doanh hàng Việt Nam được tiếp cận dịch vụ hỗ trợ kết nối cung cầu.

Sau khoảng 6 năm, hệ thống phân phối hàng hóa đã được phát triển rộng khắp trên cả nước với trên 100 Điểm bán hàng Việt Nam tại các địa phương trên cả nước, 100% các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương triển khai trên địa bàn Chương trình xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam cố định và bền vững với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam".

Sau 6 năm, đến nay 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ, ngành và tổ chức chính trị - xã hội xây dựng được kênh truyền thông có chuyên mục "Tự hào hàng Việt Nam".

Đến hết năm 2020, cơ bản hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu và cập nhật mạng lưới phân phối hàng Việt của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để cung cấp, tập huấn sử dụng cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng Việt và phục vụ công tác quản lý Nhà nước.

Người Việt dùng hàng Việt: Từ “ưu tiên” đến “tự hào” - Ảnh 1.

Để lấy thị trường nội địa làm "đòn bẩy", doanh nghiệp phải đẩy mạnh liên kết để có sản phẩm tốt. Ảnh minh họa.

Hành trình của niềm tin

Đến nay Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã đi được hơn 10 năm. Từ "người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", cuộc vận động đang chuyển sang một giai đoạn mới "Người Việt Nam tự hào dùng hàng Việt Nam". Thay vì ưu tiên thiên về lý trí khi chọn lựa, nay người Việt dành tình cảm, tình yêu, niềm tự hào với mỗi mặt hàng Made in Việt Nam.

Tuy nhiên, phải thừa nhận, cuộc chinh phục thị trường nội địa gần 100 triệu dân, sức ép cạnh tranh của hàng hóa đa chủng loại từ nước ngoài còn vô vàn thách thức như chính sách, môi trường kinh doanh, tư duy doanh nghiệp, cách thức tiếp cận thị trường...

Khát vọng, hoài bão về niềm tự hào mang tên hàng Việt Nam là rất đáng quý và cần khuyến khích, nhưng các doanh nghiệp cũng phải thực tế trước khi thử sức.

Người Việt dùng hàng Việt: Từ “ưu tiên” đến “tự hào” - Ảnh 2.

Người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn hàng Việt khi mua hàng hóa. (Ảnh minh họa).

Thị trường nội địa là điểm tựa

Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới còn chịu tác động bởi dịch bệnh COVID-19, xuất khẩu gần như "đứng im", do đó chuyển hướng khai thác tại thị trường nội địa chính là hướng đi đúng đắn, giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất - kinh doanh thời kỳ hậu COVID-19.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, để lấy thị trường nội địa làm "đòn bẩy", bên cạnh sự hỗ trợ của cơ quan quản lý, đòi hỏi bản thân các doanh nghiệp phải đẩy mạnh liên kết để có sản phẩm tốt, giá cạnh tranh, dịch vụ sau bán hàng tốt hơn… qua đó thu hút người tiêu dùng.

Kết quả khảo sát cho thấy, tại các hệ thống siêu thị, chuỗi cung ứng thực phẩm và các điểm bán hàng bình ổn… hiện tỷ lệ hàng trong nước đã chiếm tỷ lệ hơn so với trước kia rất nhiều. Cùng với đó lượng hàng hoá, nhu yếu phẩm dự trữ để phục vụ nhân dân cũng được lên kịch bản, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu kể cả khi dịch bùng phát ở cấp độ cao nhất.

"Tất cả các hệ thống phân phối đều cam kết là tỷ lệ hàng Việt sẽ đạt trên 90% và được bố trí ở các vị trí đẹp để giúp người tiêu dùng dễ nhận biết và ưu tiên lựa chọn", bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho hay.

Người Việt tự hào dùng hàng Việt: Khi lòng yêu nước là chưa đủ, chất lượng là yếu tố tiên quyết Người Việt tự hào dùng hàng Việt: Khi lòng yêu nước là chưa đủ, chất lượng là yếu tố tiên quyết

VTV.vn - Hàng Việt đã và đang tạo được chỗ đứng nhất định trong tâm trí người tiêu dùng Việt.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước