Nhà thầu yếu "hết cửa" vào dự án giao thông

Hoàng Nga (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ hai, ngày 14/12/2015 17:38 GMT+7

VTV.vn - Đại diện nhiều DN khẳng định áp lực từ việc có thể bị loại thẳng tay là động lực để họ nhìn lại bản thân mình trong “cuộc đua" ngày càng gay gắt giữa các nhà thầu.

Sa thải người đứng đầu, loại bỏ nhà thầu yếu kém tại các dự án giao thông từng là những thông tin gây sốc vì đó là việc làm chưa từng có tiền lệ. Sốc hơn nữa bởi số lượng nhà thầu bị loại ngay trong một dự án có thể lên đến vài chục. Nhưng sau 4 năm triển khai, dường như việc mạnh tay loại bỏ nhà thầu yếu kém đã trở thành khâu bắt buộc đối với các dự án của ngành giao thông.

Trong 3 năm đầu, công tác giải phóng mặt bằng cho hơn 200 km đường cao tốc từ Nội Bài lên Lào Cai vẫn ì ạch. Dự án rơi vào bế tăc, tưởng như không thể về đích. Vì thế, giải pháp mạnh đã được đưa ra.

Trong quá trình thi công, có tới 8 vị giám đốc của các nhà thầu đã bị sa thải, vài chục nhà thầu phụ bị thay thế, nhường chỗ cho những nhà thầu mạnh hơn. Đây là giải pháp quyết liệt của ngành giao thông để dự án sớm về đich.

Ngay sau khi các đơn vị yếu kém bị thay thế, dự án đã có sự hồi sinh mạnh mẽ. Ông Mai Tuấn Anh - đại diện chủ đầu tư cho biết, sau dự án này, tình trạng các đơn vị yếu trúng thầu đã giảm hẳn.

Hay như dự án Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên cũng từng trì trệ suốt một thời gian dài. Nguyên nhân cũng xuất phát từ năng lực các nhà thầu.

Sau đợt tổng kiểm tra của Bộ Giao thông Vận tải, trên 20 đơn vị thi công đã phải rời khỏi hiện trường dự án. Đại diện Tổng Công ty Trường Sơn, một nhà thầu chính của dự án này cho biết việc loại bỏ các nhà thầu yếu kém là động lực để các đơn vị còn lại phải dồn hết công suất cho công việc.

3 năm trước, Bộ Giao thông Vận tải bắt đầu thực hiện chấm điểm để phân loại nhà thầu. Những đơn vị yếu từng bị loại khỏi các dự án sẽ bị trừ điểm và gặp nhiều khó khăn khi đấu thầu dự án mới. Từ đây, cuộc đua cả ngoài công trường và trong quản lý giữa các nhà thầu trở nên gay gắt.

Đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết, số lượng các nhà thầu yếu kém bị xử lý đã giảm dần, đồng nghĩa với việc các dự án vượt tiến độ tăng lên theo các năm. Điển hình năm 2012, số lượng nhà thầu vi phạm bị xử lý lên đến vài chục, đến năm 2014 chỉ còn khoảng 10 đơn vị. Từ đầu năm 2015 đến nay, gần như chưa có nhà thầu nào vi phạm phải xử lý.

Nhiều dự án mất hàng tỷ đồng cho nhà thầu: Vì đâu nên nỗi? Nhiều dự án mất hàng tỷ đồng cho nhà thầu: Vì đâu nên nỗi?

VTV.vn - Hiện dư luận đang quan tâm chuyện tuyến metro số 1 bị các nhà thầu đòi bồi thường thiệt hại do chậm bàn giao mặt bằng, với số tiền đòi bồi thường lên đến 2,5 tỷ đồng/ngày.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước