Hoạt động xuất nhập khẩu dù vẫn giảm so với cùng kì, song kinh tế vẫn duy trì được xuất siêu. Trong khi đó, những động lực tạo tăng trưởng cho nền kinh tế như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn tín dụng... cũng đã có những tín hiệu phục hồi rõ nét.
Trong 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 99,4 tỷ USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, ở chiều nhập khẩu, kim ngạch trong 5 tháng đầu năm, ước đạt 97,5 tỷ USD, giảm 3,8% so với cùng kỳ.
Điều này cho thấy, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã gần như lấy lại được đà tăng trưởng như năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm, cán cân thương mại của Việt Nam xuất siêu 1,9 tỷ USD.
Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, một trong những động lực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, sau 5 tháng vẫn đạt gần 13,9 tỷ USD. Dù thấp hơn so với cùng kì năm ngoái 17% nhưng lượng vốn giải ngân đạt 6,7 tỷ USD, tức là chỉ thấp hơn 8% so với cùng kì.
Một động lực tăng trưởng khác đó là tăng trưởng tín dụng. Nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế tính đến 20/5 đã không còn tăng trưởng âm và đạt mức dương 1,32%. Điều này cho thấy, nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh đã bắt đầu tăng.
Lĩnh vực nông nghiệp vẫn duy trì được tăng trưởng khá nên ngân hàng này đã giải ngân khoảng 600 nghìn tỷ từ đầu năm đến nay.
Hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng cũng có dấu hiệu tăng trở lại, dù chưa thực sự sôi động. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, trong tháng 5 đạt trên 96% so với cùng kì. Đây là những tín hiệu tích cực cho kinh tế Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh làm cho nhiều quốc gia trên thế giới gặp khó khăn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!