Những màn công kích nảy lửa trong phiên tranh cử Tổng thống Mỹ đầu tiên

VTV Digital-Thứ năm, ngày 01/10/2020 06:10 GMT+7

VTV.vn - Đóng hay mở nền kinh tế; Thuế thu nhập cá nhân; Đánh thuế các doanh nghiệp là những chủ đề được tranh luận gay gắt trong phiên tranh cử Tổng thống Mỹ đầu tiên.

Những vấn đề kinh tế nổi bật trong phiên tranh luận đầu tiên

Mở hay đóng nền kinh tế?

Đây là câu hỏi đầu tiên mà 2 ứng viên nhận được trong chủ đề kinh tế.

Tổng thống Mỹ Donald Trump: "Kinh doanh đang đạt kỷ lục thì ông Biden lại muốn đóng cửa nền kinh tế. Biden - ông sẽ phá huỷ đất nước này".

Ông Joe Biden, ứng cử viên Tổng thống Mỹ: "Các tỷ phú và triệu phú như ông Trump rất ổn. Họ được hưởng nhiều quyền lợi miễn thuế từ ông Trump còn những người khó khăn thì không. Việc thục giục mở cửa lại là rất nguy hiểm".

Tổng thống Mỹ Donald Trump: "Họ không muốn bị đóng cửa. Hãy nhìn New York. Giờ nó có khác nào 1 thành phố ma".

Ông Joe Biden, ứng cử viên Tổng thống Mỹ: "Tại sao ông ấy lại muốn mở cửa? Bạn không thể khôi phục trở lại nền kinh tế khi chưa kiểm soát được đại dịch COVID-19. Tôi muốn mọi người được an toàn".

Những màn công kích nảy lửa trong phiên tranh cử Tổng thống Mỹ đầu tiên - Ảnh 1.

Ảnh: AP.

Thuế thu nhập cá nhân

Không để cuộc trang luận rơi vào màn công kích qua lại quá lâu về 1 câu hỏi, sức nóng tiếp tục tăng nhiệt với câu chuyện thuế thu nhập cá nhân của ông Trump.

Tổng thống Mỹ Donald Trump: "Việc tôi chỉ đóng 750 USD thuế thu nhập cá nhân liên bang vào 2 năm 2016 và 2017 là sai. Tôi đã trả hàng triệu USD la tiền thuế".

Ông Joe Biden, ứng cử viên Tổng thống Mỹ: "Hãy cho tôi xem bảng kê khai thuế của ông?"

Tổng thống Mỹ Donal Trump: "Tôi sẽ không khai nó khi Sở thuế vụ hoàn tất công việc của mình".

Ông Joe Biden, ứng cử viên Tổng thống Mỹ: "Ông Trump đã trả ít hơn thuế của cả 1 giáo viên. Trump là tỷ phú tệ nhất mà nước Mỹ có".

Đánh thuế các doanh nghiệp

Điểm nhấn cuối cùng trong chủ đề kinh tế có lẽ là về thuế doanh nghiệp – một vấn đề then chốt trong mọi chính sách kinh tế của ứng cử viên chạy đua.

Tổng thống Mỹ Donald Trump: "Nếu ông Biden đảo ngược việc cắt giảm thuế hiện tại sẽ khiến một nửa số công ty rời khỏi Mỹ và đến quốc gia khác. Bạn sẽ thấy nền kinh tế khốn đốn mà bạn chưa thấy bao giờ".

Ông Joe Biden, ứng cử viên Tổng thống Mỹ: "Ông Trump đã làm tổn thương nền kinh tế. Ông chỉ tập trung vào các thoả thuận thương mại, như với Trung Quốc. Hiện thâm hụt thương mại với Trung Quốc cao chưa từng có".

Tổng thống Mỹ Donald Trump: "Họ nói cần một phép mày để nền kinh tế có thể phục hồi. Tôi đã mang về 700 nghìn việc làm còn ông chẳng làm được gì. Ohio có 1 năm tốt nhất, Michigan cũng thế. Nhiều công ty từ Nhật, Đức… đã quay trở lại đây. Họ không quay trở lại vì ông đâu Biden ạ".

Phản ứng của Phố Wall sau phiên tranh luận đầu tiên

Những màn công kích nảy lửa trong phiên tranh cử Tổng thống Mỹ đầu tiên - Ảnh 2.

Những màn công kích nảy lửa đã được cả Tống thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump và ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden sử dụng. Vậy phố Wall đánh giá màn "so găng" đầu tiên này ra sao?

Theo phóng viên Lê Tuyển, thường trú Đài THVN tại Mỹ, phản ứng ban đầu của thị trường là bán ra, nhưng ngay sau đó đã được mua vào. Do đó, cả 3 chỉ số chính hiện giờ đều đang ngập trong sắc xanh.

Ban đầu, sau cuộc tranh luận, các nhà đầu tư lo rằng liệu cuộc bầu cử năm nay có giống năm 2000 khi số phiếu quá sát nhau để cuối cùng tòa án tối cao phải ra phán quyết về người chiến thắng; liệu việc bỏ phiếu qua bưu điện có ảnh hưởng tới tiến độ kiểm phiếu, khiến nhiều tuần sau mới có kết quả và liệu có dẫn tới trường hợp 1 trong hai bên sẽ không công nhận chiến thắng của bên kia?

Tuy nhiên, những lo ngại này đã tạm lắng và nhà đầu tư lại quan tâm tới 1 thông tin khác. Đó là Bộ Trưởng Tài chính Steven Mnuchin bật đèn xanh rằng ông đang làm hết sức để gói thúc đẩy tài chính mới có thể được thông qua.

Made in USA – Tham vọng khó với hai ứng cử viên tổng thống

Không tính đến những bất đồng trong cuộc tranh luận nảy lửa hôm nay, cả 2 ứng cử viên này vẫn có điểm chung. Đó là "Made in USA" - Sản xuất tại Mỹ - một quan điểm về chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ. Tuy nhiên, trong bối cảnh hậu COVID-19, tham vọng này được đánh giá là đầy rủi ro, cho dù ai là chủ Nhà trắng tiếp theo.

Những màn công kích nảy lửa trong phiên tranh cử Tổng thống Mỹ đầu tiên - Ảnh 3.

Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden. Ảnh: AP

Ngay từ khi tranh cử vòng ngoài, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden đã đưa ra chiến lược kinh tế "xây dựng lại năng lực sản xuất trong nước - Made in USA".

Thậm chí, ông còn bổ sung khoản phạt thuế nhắm vào các công ty chuyển việc sang quốc gia khác nếu giành ghế Tổng thống.

Ông Joe Biden, ứng cử viên Tổng thống Mỹ nói: "Tôi không chấp nhận quan điểm thất bại rằng sức ép từ tự động hoá và toàn cầu hoá sẽ khiến chúng ta không thể giữ được hay tạo ra những việc làm được trả lương tốt tại Mỹ. Đã đến lúc ngành sản xuất của Mỹ trở thành động lực cho sự thịnh vượng của đất nước, từ năm 2021".

Còn đối với Tổng thống Trump, Made in USA là chính sách kinh tế được xem như kim chỉ nam trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên và nó sẽ càng mạnh mẽ hơn nếu tái cử.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết: "Chúng ta sẽ tạo những điều kiện thuận lợi về thuế để mang việc làm từ Trung Quốc trở về Mỹ. Chúng ta sẽ đánh thuế lên những công ty nào rời khỏi Mỹ".

Những màn công kích nảy lửa trong phiên tranh cử Tổng thống Mỹ đầu tiên - Ảnh 4.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP

Song cuộc khảo sát mới nhất lại cho thấy, chỉ có 4% các công ty Mỹ chuyển hướng đầu tư về quê nhà, 79% chưa hề nghĩ đến. Trong khi đó, các đòn trả đũa thuế quan đã và đang làm mất đi hàng tỷ USD của nền kinh tế Mỹ và khoảng 300.000 công việc.

Theo các chuyên gia, dù chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ có diễn ra theo chiều hướng nào, nó vẫn sẽ tập trung vào Trung Quốc. Tuy nhiên, cách tiếp cận của Mỹ thực sự chứa nhiều rủi ro khiến mối quan hệ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên lạnh nhạt hơn trong khi vẫn rất khó để Mỹ tách khỏi Trung Quốc, nơi là thị trường khổng lồ cho các công ty Mỹ.

Rõ ràng, đây sẽ là giai đoạn nhạy cảm nhất của thị trường chứng khoán Mỹ, bởi mỗi lệnh mua vào hay bán ra đều có phần chịu ảnh hưởng bởi cuộc bầu cử. Những tính toán dài hơi hơn cần được các nhà đầu tư cân nhắc kỹ lưỡng bởi dù ai là người thắng cuộc thì chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Mỹ sẽ khó có thể suy giảm trong 4 năm sắp tới.

VIDEO: Cuộc tranh luận chưa từng có trong lịch sử VIDEO: Cuộc tranh luận chưa từng có trong lịch sử

VTV.vn - Trong hơn 1 giờ đồng hồ, ông Donald Trump và ông Joe Biden đã tranh luận về 6 chủ đề nóng của nước Mỹ.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước