Nỗi lo tái nghèo từ cây làm giàu của nông dân miền Trung

Đỗ Vinh (VTV8)-Thứ tư, ngày 06/01/2016 15:56 GMT+7

VTV.vn - Mặc dù từng là cây xóa đói giảm nghèo và giúp nông dân làm giàu, thế nhưng đến nay, cao su lại là nỗi ám ảnh vì nguy cơ tái ngèo của người trồng.

Vài năm trở lại đây, các địa phương ở miền Trung đua nhau phát triển cao su một cách ồn ạt, thiếu quy hoạch và dự báo về đầu ra.

Tuy nhiên, hệ quả việc phát triển nóng cao su đại điền là nông dân mất đất sản xuất cho các mô hình kinh tế khác và khiếu kiện kéo dài. Thế nhưng, khi mủ cao su rớt giá, cả những nông dân nhận khoán và công nhân của các công ty cao su đã không còn thiết tha đến chuyện thu hoạch. Giấc mơ làm giàu từ thứ "vàng trắng" này trở nên mờ mịt khi nhiều nơi, số phận cây cao su chưa được định đoạt. Và Quảng Nam là một trong những địa phương như vậy.

Nếu trước đây, bà con đồng bào dân tộc thiểu số hăm hở giao đất cho Công ty Cao su Nam Giang với mong muốn làm giàu thì nay, ai nấy đều lo lắng trước nguy cơ tái nghèo đang dần hiện ra trước mắt.

Với giá mủ từ 100 triệu rớt xuống dưới 25 triệu/tấn như hiện nay, các công ty trồng cao su buộc phải cắt giảm chi phí để cầm cự qua ngày. Việc cắt giảm chi phí nhân công chăm sóc dẫn đến nguồn thu nhập chính của bà con nông dân rất bấp bênh.

40.000 ha đất đã được tỉnh Quảng Nam cấp cho các công ty trồng cao su. Kỳ vọng làm giàu từ dự án cao su đại điền đang đứng trước những thách thức lớn. Quảng Nam cũng như các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên đang nỗ lực giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn khó khăn này, nông dân rất cần sự chỉ sẻ của doanh nghiệp trồng cao su và cả chính quyền địa phương.

Hơn 6.000 ha cao su bị chặt bỏ trong năm 2015 Hơn 6.000 ha cao su bị chặt bỏ trong năm 2015

VTV.vn - Theo Bộ NN & PTNT, chỉ trong vòng 1 năm qua, cả nước có hơn 6.000 ha cao su bị chặt bỏ hoặc chuyển đổi sang cây trồng khác do giá mủ cao su xuống quá thấp.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước