Nuôi tôm trên cát - Hướng đi phù hợp cho ngư dân miền Trung

Đỗ Thủy, Minh Đức (Ban Thời sự)-Thứ ba, ngày 16/05/2017 21:31 GMT+7

VTV.vn - Việc nuôi tôm trên cát ứng dụng công nghệ cao được xem là hướng đi phù hợp để giúp người dân miền Trung khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống.

Một năm sau sự cố môi trường biển, nước biển miền Trung đã an toàn trở lại, với minh chứng là các khu nuôi trồng thủy sản ven biển, thậm chí, ngay cả những vùng nuôi tôm nằm sát bên khu kinh tế Vũng Áng đều phát triển tốt và cho hiệu quả kinh tế cao. Nhận định này được đưa ra tại Hội nghị Phát triển bền vững nghề nuôi tôm trên cát được tổ chức chiều nay (16/5) tại Hà Tĩnh, với sự tham gia của các tỉnh duyên hải miền Trung.

Tại tỉnh Hà Tĩnh, nuôi tôm trên cát theo hướng công nghệ cao đang cho năng suất trung bình 60 tấn/ha/năm. Hiệu quả kinh tế tốt đã giúp người nuôi tôm nhanh chóng khôi phục sản xuất sau sự cố môi trường biển.

Với 1.800km bờ biển kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và diện tích đất cát lên tới 100.000ha, dư địa cho nghề nuôi tôm trên cát của nước ta còn rất lớn. Riêng tỉnh Hà Tĩnh đã quy hoạch 1.000ha và xác định nuôi tôm trên cát là một lợi thế và là hướng ưu tiên.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định tôm trên cát là một nhóm mũi nhọn của chương trình phát triển ngành nuôi tôm Việt Nam với mục tiêu xuất khẩu đạt 10 tỷ USD. Bộ sẽ hỗ trợ bằng các chính sách như: kiểm soát giống, quy trình nuôi thả, cung ứng thức ăn...

Với lợi nhuận ước tính từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng/năm, việc nuôi tôm trên cát ứng dụng công nghệ cao được xem là hướng đi phù hợp để giúp người dân miền Trung khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước