Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ để kiểm soát lạm phát

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 21/08/2020 20:12 GMT+7

VTV.vn - Để hạn chế tác động của COVID-19 tới tăng trưởng kinh tế, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tài chính và tiền tệ theo hướng mở rộng các hỗ trợ cho DN và người dân.

Thực tế cho thấy sự điều hành này đang đi đúng hướng, không chỉ góp phần kiểm soát dịch bệnh, mà còn ổn định được kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, các giải pháp này chỉ phát huy tác dụng trong ngắn hạn, còn về lâu dài cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn hơn giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để phát triển bền vững và kiểm soát được lạm phát.

Thời gian qua, nhiều gói hỗ trợ về tài chính, tín dụng và an sinh đã được triển khai. Đặc biệt, Chính phủ đã chỉ đạo thúc đẩy đầu tư công, giảm thuế phí để hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, điều này cũng làm gia tăng dòng tiền lưu thông trên thị trường, tăng thâm hụt ngân sách, nên đòi hỏi phải sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp tiền tệ để kiểm soát lạm phát.

Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ để kiểm soát lạm phát - Ảnh 1.

Thời gian qua, nhiều gói hỗ trợ về tài chính, tín dụng và an sinh đã được triển khai. (Ảnh minh họa)

Đẩy mạnh đầu tư công sẽ tạo động lực cho nhiều ngành kinh tế phát triển và tạo thêm việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, nếu nguồn cung hàng hóa dồi dào nhưng không tiêu thụ được sẽ gây tồn kho, ảnh hưởng tới sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, việc cung cấp các gói tín dụng tiêu dùng trong nước với lãi suất hợp lý cần được đẩy mạnh hơn vào lúc này.

Với tình hình dịch bệnh như hiện nay việc mở rộng các gói hỗ trợ mới cũng như mở rộng đối tượng thụ hưởng, tiếp tục giãn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất và giảm thêm một số loại phí là rất cần thiết; đồng thời, tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các quỹ bảo lãnh tín dụng.

Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ để kiểm soát lạm phát - Ảnh 2.

Việc cung cấp các gói tín dụng tiêu dùng trong nước với lãi suất hợp lý cần được đẩy mạnh hơn vào lúc này. (Ảnh minh họa)

Các chuyên gia cũng cảnh báo, lượng cung tiền lớn trong năm nay cùng với việc kinh tế thế giới sẽ phục hồi sau dịch có nguy cơ khiến giá xăng dầu và lương thực thực phẩm tăng lên. Đây sẽ là áp lực lớn tới lạm phát của năm tới nên ngay từ bây giờ cần có các chính sách tiền tệ để xử lý cho phù hợp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4%

VTV.vn - Kiểm soát lạm phát nhưng không thắt chặt chính sách tài khóa, tiền tệ. Chính sách kiểm soát giá phải góp phần ổn định, thúc đẩy kinh doanh, kích thích tăng trưởng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước